Thế nào là Cư sĩ và Phật tử?

Thế nào là Cư sĩ và Phật tử?

Ngày đăng: 28/06/2023 02:06 PM

    Thế nào là Cư sĩ?

    Theo Hòa thượng Thánh Nghiêm, tác giả Phật giáo Chánh tín thì từ Cư sĩ xuất hiện lần đầy tiên trong kinh Duy Ma Cật. Ngài Duy Ma Cật được gọi bằng ba danh hiệu: Một là Trưởng giả trong phẩm “Phương tiện”, hai là Thượng nhân hay Đại sĩ trong phẩm “Văn Thù thăm bệnh”, ba là Cư sĩ trong phẩm “Bồ Tát”.

    Theo các ngài Cưu Ma La Thập, Huyền Trang, Trí Khải thì Ngài Duy Ma Cật nguyên là một vị bổ xứ Bồ Tát (vị Bồ Tát sắp chứng quả Phật) trên cõi Phật A Thiềm ở Phương Đông. Để hỗ trợ cho sự nghiệp giáo hoa của Đức Phật Thích Ca, Ngài Duy Ma Cật đã thị hiện thành một vị tại gia mà trình độ Giác ngộ, Giải thoát của Ngài khiến cho một vị Đại Bồ Tát Trí tuệ hàng đầu như Ngài Văn Thù cũng phải nể phục. Trong Kinh Duy Ma Cật, từ cư sĩ đồng nghĩa với từ Đại Bồ Tát.

    Trong kinh Trường A Hàm có từ “Cư sĩ báu”, chỉ cho vị quan đại thần trông coi kho vàng bạc của vua Chuyển Luân Vương. Rõ tàng từ Cư sĩ ở đây chỉ cho nhà quản lý được vua trọng dụng. Ở Ấn Độ ngày xưa, đẳng cấp thứ ba sau hai đẳng cấp Bà la môn hay Sát đế lỵ là đẳng cấp Vệ xá (Vaisyas) bao gồm các công thương gia, các nhà Doanh nghiệp. Từ Cư sĩ báu nói trên chỉ các công thương gia, các nhà Doanh nghiệp thuộc đẳng cấp Vệ xá này.

    Vào thười Phật Thích Ca, từ Cư sĩ được dùng rộng rãi đẻ chỉ các Gia chủ có thể là Phật tử hay không là Phật tử. Trong kinh Giáo thọ thi Ca la việt (Trường A Hàm từ Ca la việt chỉ cho Cư sĩ. Kinh này ở tạng Pali, có tên gọi là Singalovada, dịch ra chữ Hán là Kinh thiện sinh). Như vậy, từ Cư sĩ trong kinh Singalovada đồng nghĩa với từ Gia chủ.

    Ngài Duy Ma Cật

    (Trích bài viết đăng tải trên https://tapchinghiencuuphathoc.vn/vi-tri-va-vai-tro-cua-nguoi-cu-si-phat-tu-trong-thoi-dai-dat-nuoc-hoi-nhap-phat-trien.html)

     

    Thế nào là Phật tử?

    Người Phật tử đúng nghĩa là người có tham dự một lễ truyền thọ Tam Quy là Quy y PhậtQuy Y Pháp và Quy Y Tăng, gọi là Quy Y Tam Bảo, nhận Tam Bảo là Thầy. Sau lễ quy y, người Phật tử được thầy truyền thọ Tam Quy đặt cho một pháp danhPháp danh này là biểu tượng chính thức của người Phật tử, nói lên sự chấp nhận nương tựa vào Tam Bảo về mặt tinh thần.

    Chỉ khi nào Quy y Tam bảo mới có pháp danh, là tên trong đạo Phậtthí dụ Diệu TâmTuệ MinhThiện Đạovân vân... Không quy y mà tự mình đặt pháp danh hoặc có ông thầy nào cao hứng tự ý tặng cho người quen biết cái pháp danh dù người đó không hề quy y Tam bảo thì hành động đó là sai trái, là không đúng giới luật của đạo Phật.

    Quy y như thế có nghĩa là chấp nhận sự hướng dẫn của Phật BảoPháp Bảo và Tăng BảoPhật Bảo là chư Phật, Pháp Bảo là giáo phápcụ thể là Tam Tạng Kinh ĐiểnTăng Bảo là chư Tăng Ni tu hành thanh tịnh, hiện đang đại diện Chư Hiền Thánh Tăng để hướng dẫn Phật tử trên con đường đến bờ Giác.

    (Trích bài viết đăng tải trên https://thuvienhoasen.org/a4239/the-nao-la-mot-phat-tu-dung-nghia-phat-tu)

     

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline