Ý nghĩa hình tượng Quan Âm trong kim Cương Thừa - Phần 1

Trong tất cả chư Phật, Bồ tát, đức Quan Âm là Đức Phật siêu đẳng, ngời sáng, lừng danh với tinh thần đại vô úy cứu khổ cứu nạn. Ngài là hiện thân đại từ bi của mười phương chư Phật, với bản nguyện khai mở, hiển lộ Bồ đề tâm và công đức đại bi sẵn có nơi tâm tất cả hữu tình. Với bản nguyện này, Ngài đã từ chối thể nhập Niết bàn thanh tịnh để hiện thân trong luân hồi khổ não cứu độ chúng sinh. Chính vì Ngài có nhân duyên rất thân thiết với chúng sinh trong cõi Sa bà, nên thế gian tôn kính Ngài là biểu tượng tối cao của tâm đại từ đại bi. Thệ nguyện của Đức Quan Âm là tùy loại ứng hiện thân tế độ tất cả chúng sinh. Trong Kinh dạy rằng: nếu chúng sinh khổ não biết nhất tâm trì tụng chân ngôn và niệm hồng danh đức Quan Âm tức thời Quán sát âm thanh liền được giải thoát!

 

1, Quan Âm Tứ Thủ

Ngài được mô tả trong sắc thân trong suốt rạng ngời, an tọa trên tòa sen trắng và đĩa mặt trăng, mỉm cười trong tình yêu thương bình đẳng, hướng cặp mắt từ bi diệu vợi với năng lực chữa lành hướng về chúng sinh. Ngài an tọa trong tư thế Kim Cương thể hiện tính nhất như của sinh tử và Niết bàn, trang sức các thiên y lụa là trang hoàng quý báu nêu biểu cho tất cả phẩm hạnh giác ngộ, áo da thú trên vai thể hiện hạnh nguyện nhập thế.

 

 

Đức Quan Âm Tứ Thủ có một mặt bốn tay nêu biểu sự chứng ngộ Tứ vô lượng Tâm, hai tay phía trước trì giữ ngọc Như ý Mani, tay phải thứ hai cầm tràng pha lê, tay trái thứ hai trì giữ hoa sen. Hai tay phía trước kết ấn Liên hoa trì giữ ngọc Như ý thể hiện năng lực của lòng từ bi và trí tuệ hiểu biết có thể viên mãn mọi tâm nguyện của chúng sinh, giúp mọi ước nguyện thế gian và xuất thế gian đều được vẹn toàn như ý. Tay phải thứ hai cầm tràng pha lê nêu biểu sự liên tục cứu giúp chúng sinh mà không bỏ sót một ai, và chuỗi tràng cũng nêu biểu chân ngôn của Ngài. Trong khi tay trái thứ hai cầm hoa sen nêu biểu Bồ đề tâm thanh tịnh dù ứng hiện thân vào các cõi luân hồi nhiễm ô để cứu giúp chúng sinh, nhưng Ngài vẫn thanh tịnh vô nhiễm như hoa sen mọc trong bùn. Tất cả đặc điểm trong hình ảnh đức Quan Âm là nêu biểu những hạnh đức, thần lực và công hạnh Ba la mật vi diệu của Ngài.

 

Trên đỉnh đầu của Đức Phật Quan Âm, trên vương miện của Ngài bao giờ cũng là hình tượng của Đức Phật A Di Đà. Hình ảnh Đức Phật Quan Âm trên vương miện luôn đội pháp tướng của Đức Phật A Di Đà để thể hiện Báo thân Bồ Tát vào cuộc đời cứu độ chúng sinh nhưng không bao giờ rời tự tính, không bao giờ rời Pháp thân.

 

 

Câu Minh chú của Đức Quan Âm Tứ Thủ

 “Om Mani Padme Hung”

 

Trong Mật điển dạy rằng: chân ngôn Lục tự “OM MANI PADME HUNG” là hiện thân tinh túy tâm giác ngộ của hết thảy chư Phật, tinh túy của Năm bộ Phật và tinh túy trì giữ bí mật. Chân ngôn này chứa đựng khẩu truyền tinh túy trong từng chữ chủng tử, là phẩm hạnh Ba la mật tuyệt hảo và là cội nguồn của hết thảy chư Phật, là con đường giác ngộ giải thoát và thành tựu đem lại phúc lợi và an bình cho tất cả chúng sinh. Chỉ nhờ tu tập sáu chữ chân ngôn hay Khẩu giác ngộ siêu việt, hành giả có thể đạt được quả vị Vô học và trở thành bậc giải thoát hướng dẫn chúng sinh. Dù một lần được nghe chân ngôn này vào lúc chết, loài kiến và các động vật sẽ thoát khỏi thân nghiệp báo và tái sinh trong cõi Tịnh độ. Việc  trì niệm Sáu chữ chân ngôn này giống như mặt trời tỏa chiếu trên núi tuyết, sẽ khiến tất cả nghiệp xấu và chướng ngại mà hành giả đã tích lũy từ vô thủy trong luân hồi được tịnh hóa và tiêu trừ, giây phút lâm chung sẽ được vãng sinh vào cảnh giới Tịnh độ. Thiền định về chân ngôn này cũng đồng thời giúp thành tựu tam học Văn, Tư, Tu. Tất cả các pháp sẽ xuất hiện là Pháp thân và cánh cửa kho tàng công hạnh lợi ích chúng sinh sẽ được rộng mở. Hành trì chân ngôn này như thế sẽ giúp hành giả không bị trôi dạt tái sinh nơi lục đạo luân hồi, chứng đạt quả vị Ba la mật, đồng thời  tịnh hóa tất cả các nghiệp nhiễm ô, phiền não đau khổ, các thói quen tập khí  tiêu cực và chuyển hóa tất cả hiện tướng bên ngoài thành cảnh giới Tịnh độ của Tam thân. Công đức trì tụng chân ngôn Lục tự đại minh như vậy thật không thể nghĩ bàn và vô cùng thù thắng!

 

2. Quan Âm Thập Nhất Diện (Ekādaśa Mukhānām Avalokiteśvara)

Quan Âm Thập Nhất Diện là một trong sáu hóa thân được tôn sùng nhất của ngài Quán Âm. Với hóa thân này, Ngài đặc biệt cứu vớt chúng sanh trong loài A Tu La, ban bố lợi ích trừ bệnh, diệt tội, tăng phước trong đời hiện tại. Cũng gọi Thập nhất diện Quán tự tại bồ tát, Đại quang phổ chiếu Quán thế âm bồ tát. Bồ tát Quán âm 11 mặt. Vị tôn này có nguồn gốc từ Thập nhất hoang thần (Phạm: Ekàdaza-rudra) của Bà la môn giáo ở Ấn độ, có lẽ đã được du nhập Phật giáo vào khoảng thế kỉ thứ V, VI. Cách phối trí 11 mặt có nhiều thuyết khác nhau và hình thức 2 tay, 4 tay, 8 tay... cũng bất đồng. Kinh Thập nhất diện Quán tự tại bồ tát tâm mật ngôn niệm tụng nghi quĩ quyển hạ nói rằng: Tượng Ngài có 4 tay, thân cao 1 thước 3 tấc (Tàu), 3 mặt trước mang vẻ tĩnh lặng, 3 mặt bên phải hiện tướng phẫn nộ, 3 mặt bên trái nhe răng nanh bén nhọn, mặt chính lộ vẻ mỉm cười, mặt thứ 11 trên đỉnh đầu hiện tướng Như lai. Tượng 11 mặt an trí ở hang đá Cam hách thụy (Kanheri) gần Bombay, Ấn độ, thì trên đỉnh đầu của mặt chính có 3 tầng, mỗi tầng có 3 mặt, trên 3 tầng ấy lại có thêm 1 mặt, tất cả gồm 11 mặt. Trong 4 tay thì tay thứ nhất bên trái cầm hoa sen, tay thứ nhất bên phải kết ấn Thí vô úy. Tại Trung quốc, trong hang đá thứ 9 ở núi Thiên long thuộc tỉnh Sơn tây và Pelliot số 102 ở động Thiên Phật tại Đôn hoàng đều có tượng Thập nhất diện Quán âm. Tượng ở núi Thiên long có 2 tay, tượng ở động Đôn hoàng có 8 tay. Về ý nghĩa thị hiện 11 mặt, theo Thập nhất diện thần chú tâm kinh nghĩa sớ thì mặt Như lai trên đỉnh đầu biểu thị cho Phật quả; 3 mặt phía trước hiện tướng Đại từ, hễ thấy chúng sinh làm điều thiện thì sinh từ tâm, ban cho niềm vui; 3 mặt bên trái hiện tướng phẫn nộ, hễ thấy chúng sinh làm việ các thì sinh bi tâm, xót thương cứu khổ; 3 mặt bên phải hiện tướng Tượng Quán âm 11 mặt ở hang đá Cam hách thụy (Kanheri), Ấn độ Tượng Thập nhất diện Quán âm được khắc vào đời Đường, Trung quốc nhe răng, hễ thấy chúng sinh tu tịnh nghiệp thì khen ngợi là hiếm có và khuyến khích tiến vào Phật đạo; mặt cuối cùng hiện tướng cười tươi, vì thấy chúng sinh bỏ điều ác hướng về Đạo. Trong Mạn đồ la Thai tạng giới của Mật giáo thì Thập nhất diện Quan âm được đặt ở vị trí cuối cùng bên trái của viện Tô tất địa, có 4 tay, 2 bên của mặt chính có 2 mặt đều hiện tướng phẫn nộ, bên trên 3 mặt này lại có 5 mặt, bên trên 5 mặt này lại có 3 mặt nữa. Tay thứ nhất bên trái cầm hoa sen, tay thứ 2 cầm quân trì(bình), tay thứ nhất bên phải co ngón út, ngón trỏ, tay thứ 2 có ngón út, ngón vô danh. Tu pháp Thập nhất diện Quan âm cầu trừ bệnh, diệt tội. Mạn đồ la thờ Thập nhất diện Quan âm làm Trung tôn gọi là Thập nhất diện Quán âm mạn đồ la. Ngoài ra, ở Nhật bản, tượng Thập nhất diện Quán âm bằng gỗ tạc vào thời Thiên bình, được cất giữ ở chùa Thánh lâm, chùa Quán âm là nổi tiếng hơn cả. [X. kinh Thập nhất diện Quán âm thần chú; Thập nhất diện thần chú tâm kinh; kinh Đà la ni tập Q.4].

 

 

Câu chú của Ngài:

ན༌མོ༌རཏྣ༌ཏྲ༌ཡཱ༌ཡ། ན༌མཿ༌ཨཱཪྱ༌ཛྙཱ༌ན༌ས༌ག༌ར། བཻ༌རོ༌ཙ༌ན༌བྻཱུ༌ཧ༌རཱ༌ཛཱ༌ཡ། ཏ༌ཐཱ༌ག༌ཏཱ༌ཡ། ཨརྷ༌ཏེ༌སམྱཀ༌སམྦུ༌དྡྷཱ༌ཡ། ན༌མཿ༌སརྦ༌ཏ༌ཐཱ༌ག༌ཏ༌བྷྱཿ། ཨརྷཏེབྷྱཿ༌སམྱཀ༌སམྦུ༌དྡྷེ༌བྷྱཿ༌ན། མཿ༌ཨཱརྱ༌ཨ༌ཝ༌ལོ༌ཀི༌ཏེ༌ཤྭ༌རཱ༌ཡ། བོ༌དྷིི༌སཏྟྭ༌ཡ། མཧཱ༌ས༌ཏྟྭ༌ཡ། མཧཱ༌ཀ༌རུ༌ཎི༌ཀཱ༌ཡ། ཏདྱ༌ཐཱ། ༀ༌དྷ༌ར༌དྷ༌ར། དྷི༌རི༌དྷི༌རི། དྷུ༌རུ༌དྷུ༌རུ། ཨི༌ཊྚི༌ཝ༌ཊྚི། ཙ༌ལེ༌ཙ༌ལེ། པྲ༌ཙ༌ལེ༌པྲ༌ཙ༌ལེ། ཀུ༌སུ༌མེ༌ཀུ༌སུ༌མེ༌ཝ༌རེ། ཨི༌ལི༌མི༌ལི། ཙི༌ཏི༌ཛཱ༌ལ༌ཨ༌པ༌ན༌ཡེ༌སྭཱཧཱ

 

“Namo Ratna Trayāya Namaḥ Ārya Jñāna Sāgara Vairocana Vyūha Rājāya Tathāgatāya Arhate Samyak Sambuddhaya Namah Sarva Tathagatebyah Arhatebhyaḥ Samyaksaṃbuddhe Byaḥ Namaḥ Arya Avalokite Śvarāya Boddhisattvāya Mahāsattvāya Mahākāruṇikāya Tadyathā Oṃ Dhara Dhara Dhiri Dhiri Dhuru Dhuru Ite Vatte Cale Cale Pra Cale Pra Cale Kusume Kusume Vare Ili Mili Citijvala Māpanāye Svāhā”

 

 

Hoàn Thành Bản Dịch Việt:

Quy mệnh Tam Bảo, Kính lễ Thánh Trí Hải Biến Chiếu Trang Nghiêm Vương Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác, Kính lễ tất cả Như Lai Đẳng, Ứng Cúng Đẳng, Chính Đẳng Chính Giác Đẳng, Kính lễ Bậc có Tâm Đại Bi là Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát Như vậy, cảnh giác, gia trì cho ta và người, người gia trì không kể nam nữ, Lóe sáng, gom giữ đề mục, năng lực tự nhiên: hư không, gió, mặt trời, mặt trăng … như vậy, lay động, lay động, lay động khắp, lay động khắp, sức mạnh của bông hoa bên trong bông hoa, thâu nhiếp ánh sáng, xuất tức quán: quán sát hơi thở ra vào, quyết định thành tựu!

 

3. Lục Độ Mẫu Tara

 

Trong một bản Kinh Lục Độ Phật Mẫu khác có kể rằng: Đức Tara được sinh ra từ giọt nước mắt bi mẫn của Đức Quan Âm. Nhân duyên vì Đức Avalokiteshvara hay Đức Quan Âm đã không ngừng cứu độ chúng sinh để giải thoát tất cả thoát khỏi cõi địa ngục thống khổ. Sau khi hoàn thành công hạnh này, Ngài chỉ kịp nghỉ ngơi một chút, nhưng ngay sau đó Ngài nhận ra rằng trong cõi địa ngục thống khổ kia thoáng chốc lại đầy tất cả những chúng sinh mình vừa cứu khỏi, bởi họ lại vừa tạo tác thêm những ác nghiệp cực trọng.

 

Trong khoảnh khắc tuyệt vọng, Đức Quan Âm đã nhỏ những giọt nước mắt bi mẫn vì lời nguyện cứu khổ cho những chúng sinh vô minh đó. Một trong những giọt nước mắt từ bi của Đức Quan Âm đã biến thành Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara để khích lệ Ngài trên con đường Bồ Tát hạnh. Khi đó, Đức Tara đã nói với đức Quán Thế Âm rằng: “Ôi bậc cao quý, xin đừng bỏ hạnh nguyện cao thượng vì lợi ích chúng sinh hữu tình, tôi đã được khích lệ, tùy hỷ bởi mọi hành động vô ngã của Ngài, tôi thấu hiểu những gian khổ vĩ đại mà Ngài đã trải qua. Nhưng có lẽ, nếu tôi mang hình dáng một nữ bồ tát với tên gọi Tara, xuất hiện như một cộng sự của ngài thì sẽ có thể trợ giúp cho những nỗ lực cao cả nhất của Ngài”. Và Đức Tara đã phát nguyện: “Tôi nguyện cùng Ngài giải thoát tất cả chúng sinh vô minh trong cõi luân hồi thống khổ mà không để sót một ai!”

 

 

Trước hết, màu sắc của Đức Phật Mẫu Tara biểu trưng các công hạnh thành tựu. Dù Ngài có cùng phẩm hạnh như là các hiện thân của bậc toàn tri khác, Đức Tara đặc biệt hiện thân cho các công hạnh giác ngộ của chư Phật, gia trì đem lại lợi ích và chúng ta. Thêm vào đó, Ngài đại diện khía cạnh thanh tịnh của Không đại, vì Không đại bao hàm tất cả các sự vật hiện tượng. Những ảnh hưởng và công hạnh của Đức Tara làm những phẩm hạnh vô ngã vị tha tiềm tàng của chúng ta nở hoa giác ngộ thơm ngát muôn phương. Những hạt giống tốt mọc dễ dàng là niềm vui của người nông dân. Cũng vậy, sắc xanh của Ngài nêu biểu cho sự thành công của sự xả bình đẳng trong thế giới trần tục, cũng như trong sự phát triển thế giới tâm linh cho chúng ta cảm giác vui vẻ, hy vọng và lạc quan. Những tâm nguyện của Đức Tara có thể dễ dàng nở hoa kết trái và hạnh nguyện của Ngài nhanh chóng cảm ứng tới chúng sinh không thể nghĩ bàn. Vì lý do này, bằng sự quán tưởng và cầu nguyện Đức Tara, chúng ta có năng lực để tạo ra nhân của hạnh phúc và sự thông tuệ trong sự thực hành pháp trên con đường tự lợi, lợi tha.

 

Sắc thân của Đức Tara kết tinh bằng ánh sáng và thuộc về phương Bắc. Thân ánh sáng của Ngài xuất hiện nhưng không thể nắm bắt, giống như cầu vồng, ảo cảnh. Thân ánh sáng này là biểu trưng cho sự hợp nhất của hai chân lý: Chân lý tương đối và Chân lý tuyệt đối. Trong mức độ chân lý tương đối, Đức Tara xuất hiện tồn tại. Ấy vậy mà khi chúng ta tìm kiếm sự tồn tại tuyệt đối của Ngài thì không thể tìm thấy bất kỳ thứ gì tồn tại một cách cố hữu, độc lập từ các nhân và điều kiện, các phần, thuật ngữ và khái niệm. Đức Tara xuất hiện một cách tương đối giống như ảo giác, không thể tìm thấy nắm bắt được và chỉ là tính không.

 

Thân của Đức Tara diễn tả sự nội chứng bên trong và các công hạnh vị tha bên ngoài. Tư thế vũ điệu du hý của Ngài tự do, cởi mở và thân thiện, chân phải của Ngài duỗi xuống chỉ ra sự sẵn sàng bước xuống cõi luân hồi đau khổ để cứu giúp chúng ta và chúng sinh vô minh. Nhờ năng lực của lòng bi mẫn , Đức Tara có thể ứng hiện trong mọi cõi giới. Ngài không trốn tránh sự khổ đau mà đối mặt nó một cách vô úy và từ bi bằng cách trung hòa đau khổ.

 

Chân trái Ngài co vào phía trong lòng, tỏ rõ rằng Ngài kiểm soát toàn bộ năng lượng vi tế bên trong, từ bi không quản ngại vấn đề gì, cho dù ai đó tán thán hay hủy báng, làm tổn hại hay giúp đỡ, năng lực của Ngài không vì thế trở nên mất cân bằng và tâm Ngài không rời bình đẳng xả.

 

Tay phải Ngài trong tư thế thực chứng siêu việt bằng cách thực hành tu tập để tự thân thành tựu sự chứng ngộ. Tư thế này cũng gọi là Thí Nguyện Ấn là tư thế bố thí nêu biểu Ngài sẵn sàng ban cho tài sản, tình yêu thương, sự bảo hộ và giáo pháp để tất cả chúng sinh tùy theo những nhu cầu và những mong ước của họ đều được viên mãn.

 

Tay trái của Ngài là Ấn Tam Bảo, với ngón tay cái chạm vào ngón tay đeo nhẫn và 3 ngón tay kia hướng thẳng, 3 ngón duỗi thẳng nêu biểu Tam bảo Phật, Pháp, Tăng có nghĩa rằng giao phó bản thân chúng ta nương tựa Ba ngôi báu và thực hành giáo pháp giải thoát. Ngón cái và ngón áp út chạm nhau nêu biểu chúng ta có thể hợp nhất lòng từ bi hỷ lạc và trí tuệ tính không.

 

Tay phải của Đức Tara và chân phải đều duỗi hướng ra phía ngoài, nhấn mạnh các công hạnh hạnh từ bi vị tha, phương tiện thiện xảo của con đường giác ngộ. Tay trái và chân trái của Ngài đều thu vào phía người biểu đạt sự điềm tĩnh an bình bên trong đạt được thông qua việc thực hành trí tuệ của đạo giải thoát.

 

Trong mỗi bàn tay của Ngài trì giữ hoa Utpala, hoa sen xanh. Bên phía tay trái, một bông nụ là nêu biểu chư Phật tương lai, bông nở hoàn toàn là nêu biểu chư Phật quá khứ, bông đang nở là nêu biểu đức Phật hiện tại. Trên vương miện của Đức Tara là Bản Sư Di Đà an bình và mỉm cười. Vì đức Phật Di Đà là bậc thượng sư hướng đạo tâm linh của Đức Tara, được an trí trên vương miện của đức Tara nhằm nêu biểu tầm quan trọng khi có bậc Căn bản Thượng sư đầy đủ phẩm hạnh trí tuệ và lòng từ bi dẫn dắt đệ tử đi đúng trên con đường giác ngộ, và cũng nêu biểu Đức Tara luôn trú tâm vào giáo pháp mà Ngài được đón nhận từ bậc Thượng Sư của mình. Điều này nhắc nhở chúng ta thực hành noi theo thiện hạnh của Ngài.

 

Tiếp theo là các sức trang hoàng. Nếu phàm nhân chúng ta thường trang điểm cho thân thể mình những trang sức bên ngoài để trông cho đẹp mắt thì vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong đức Tara là lòng từ, bi, hỷ, xả mới thực sự là trang sức của Ngài. Sáu sức trang hoàng: Vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, vòng chân, đai lưng, vương miện bằng ngọc báu sáng chói trang hoàng trên sắc thân Ngài nêu biểu cho sự viên mãn sáu Ba la mật là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định và trí tuệ Ba La Mật và mọi công hạnh lợi tha này là trang sức giải thoát của báo thân Ngài.

 

 

Câu chú của Ngài:

“Om Tare Tuttare Ture Soha”

 

Bài viết khác

Xem thêm
Zalo
Hotline