Khai thị về phần thứ hai trong giáo lý “Các giai đoạn thiền định” của Đức Kamalashila, do Khenpo Jampa Rinpoche trích giảng

(English below)

Phần khai thị này do Khenpo Jampa Rinpoche trích giảng từ phần thứ hai của “Các Giai Đoạn Thiền Định” của Đức Kamalashila bắt đầu bằng cách khẩn nguyện sự gia trì và lòng bi mẫn của Đức Văn Thù Sư Lợi, qua đó Khenpola nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng khi nghĩ đến việc loại bỏ vô minh của tất cả chúng sinh. Dựa trên điều này, chúng ta nên khởi phát nguyện vọng giải thoát tất cả chúng sinh khỏi đau khổ như giáo lý Đại thừa  qua các giai đoạn thiền định, những thực hành chánh niệm mà chúng ta trau dồi nên hướng về việc làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh. Rinpoche đã khuyến khích mạnh mẽ việc xem xét động cơ của chúng ta khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghiên cứu hay tu tập Pháp nào. Ngài nhắc nhở rằng chính Đức Phật đã nói rằng tâm là phần quan trọng nhất trong việc phát triển lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh hay còn gọi là bồ đề tâm.

(Đức Kamalashila)

Thực tế, trở ngại lớn nhất trên con đường phát triển bồ đề tâm tối thượng cũng chính là tâm của chúng ta. Chính bên trong tâm thức của chúng ta là nơi tạo ra mọi chướng ngại – tính ích kỷ và chấp ngã phát sinh từ bên trong tâm thức của chúng ta chứ không phải từ thế giới bên ngoài. Để đối đầu với những trở ngại này, chúng ta phải đi vào cốt lõi giáo lý của Đức Phật dựa trên ý tưởng vô ngã. Trở ngại lớn nhất là bám víu vào ý tưởng về một cái ngã thực sự tồn tại – bất kể nội hay ngoại. Chính chướng ngại này và việc không thể từ bỏ chấp ngã tạo ra nhiều đau khổ nhất.

Sự bất bình đẳng tự tạo này là thứ thiết lập ý tưởng về “tôi” và “bạn”…tâm trí nhị nguyên. Do việc tiếp tục duy trì thói quen chấp ngã được thiết lập sau nhiều kiếp sống do khuynh hướng làm theo thói quen, chúng ta không thể đạt được hình thức giác ngộ cao nhất, vì vậy chúng ta phải bắt đầu đặt những câu hỏi như “Cái ‘Tôi này ở đâu?’” Thật may mắn cho chúng ta. , Đức Phật đã ban nhiều giáo lý chỉ nhằm mục đích đó – điều mà nhiều đạo sư và học giả đã bình luận. Bằng việc đầu tiên nhất là nhắc nhở những điều quan trọng này, Khenpola đã tạo ra động cơ rõ ràng cho việc tiếp nhận giáo lý này và những giáo lý tương tự.

Trong tiếng Tây Tạng, từ “Gom” có nghĩa là thiền định, có thể tóm tắt là nhất tâm. Sau đó, Rinpoche giải thích ngắn gọn và nhắc nhở về quá trình thiền định nhất tâm trông như thế nào. Rinpoche nhắc nhở rằng bất kể đối tượng thiền định là gì—một thangka, một bông hoa, một bức ảnh của một Lạt ma—chúng ta nên luôn luôn nỗ lực để ngự trị trong tỉnh giác trong tâm và đưa nó trở lại đối tượng đó.

Phần thứ hai Đức Kalashimala thuyết giảng trong văn bản này là về việc tập trung vào khoảnh khắc hiện tại. Chúng ta được nhắc nhở để không bị phân tâm bởi những suy nghĩ về quá khứ hay tương lai, mà thay vào đó hãy tập trung vào hoạt động hiện tại. Nếu bạn đang đọc một văn bản, hãy đọc văn bản đó; nếu bạn đang tập trung vào hơi thở, hãy tập trung vào hơi thở. Chính Đức Kamalashila đã khai thị cho những ai hỏi mục đích của thiền định là gì, bằng cách nhắc nhở rằng sẽ không thể đạt được giác ngộ tối thượng vì lợi ích của tất cả chúng sinh khi mà ta không làm chủ được tâm, và để làm được điều đó cần phải có thiền định.

Từ quan điểm Đại thừa, chúng ta có thể tìm thấy động cơ to lớn thông qua bản văn này khi Đức Kamalashila dạy rằng cốt lõi của thiền định là phải trưởng dưỡng lòng từ bi. Nếu chúng ta muốn được truyền cảm hứng để thấy việc này là dễ dàng, thì một cách hữu dụng là nhìn vào các Chư đạo sư vĩ đại của cả bốn truyền thống chính của Phật giáo Tây Tạng, tất cả đều lấy bản văn này là hướng dẫn cho việc thiền định của mình. Tương tự như vậy, chúng ta có thể thấy rằng tất cả những thành tựu giả và thành tựu vĩ đại mà chúng ta có được trong những câu chuyện và tiểu sử của những đạo sư vĩ đại này đều phát sinh từ một sự thực hành thiền định mạnh mẽ. Để minh họa điều này, Khenpola kể về những hiển lộ của Đức Dagchen Rinpoche, với bầu trời trong xanh và cực quang ở Seattle sau khi Ngài nhập Niết bàn như một dấu hiệu thành tựu trong thực hành thiền định.

(Khenpo Jampa Rinpoch - Giáo thọ của Sakya Việt Nam)

Ngay cả đối với những hành giả cư sĩ bình thường, chính sự tập trung vào thực hành thiền định rõ ràng này đã cho phép họ có khả năng đương đầu với tất cả những trở ngại của cuộc sống hàng ngày. Khenpola nhắc nhở rằng điều này không phải lúc nào cũng đạt được trong một khóa thất, khi mà cơ thể có thể dễ dàng nhập thất nhưng tâm trí thì vướng bận với tất cả những thứ ngoài kia – đây không phải là thiền định, ngay cả khi bạn có thể đang bị nhốt trong một cái thất!

Theo văn bản của Đức Kamalashila, tất cả những điều này được mô tả bằng việc ngài gọi tên cho hai loại lợi ích từ thiền định – lợi lạc từ những những lợi ích hoàn cảnh trong những trải nghiệm thường hằng và lợi lạc tối thượng của việc chứng đắc Phật quả – sự giải thoát khỏi khổ đau và thành tựu cái nhân của hạnh phúc tối thượng.

Những văn bản như “Những giai đoạn thiền định” là nhằm cung cấp cho chúng ta những phương tiện thiện xảo này, những phương tiện để khám phá nhân của hạnh phúc thông qua con đường thiền định phát xuất từ bồ đề tâm, để chúng ta có thể hướng tâm mình về sự nhất tâm ngay cả trong khi ăn. Để khảo nghiệm sâu hơn về gốc rễ của bồ đề tâm này, Rinpoche khuyến khích chúng ta tự hỏi mình xem những suy nghĩ và mục tiêu của chúng ta đã thay đổi như thế nào, so sánh giữa trước khi trở thành một Phật tử và bây giờ, sau khi bước vào con đường tu tập.

Văn bản của Đức Kamalashila bàn luận thêm về ba nguyên nhân gốc rễ, trong đó Bồ đề tâm là nguyên nhân đầu tiên – quan tâm đến tất cả chúng sinh và mong muốn họ đạt được trạng thái giác ngộ. Lòng bi mẫn này có thể được trau dồi bằng cách thiền định về tất cả chúng sinh đã từng là mẹ của mình trong những kiếp trước. Điều này bao hàm tất cả mọi người, ngay cả những người mà chúng ta có thể không muốn đưa vào. Đây là sự phát triển lòng từ trong sự bình thản, một nhân tố cần thiết để trau dồi bồ đề tâm. Khenpola nhắc nhở chúng ta rằng lòng trắc ẩn thực sự là việc chúng ta có thể trắc ẩn với bất kỳ ai, bất kể mối quan hệ của chúng ta với họ có như thế nào. Ví dụ, có một phần trong văn bản này nói rằng về cơ bản, khi nhìn vào lòng bi mẫn tối thượng, chúng ta phải thực sự hiểu biết về cái gọi là lòng bi mẫn “vượt ngoài khuôn khổ”. Lòng bi mẫn này là gốc rễ thứ hai của thiền định, được phát triển bởi quá trình từng bước mở rộng lòng bi mẫn của chúng ta ra bên ngoài, từ những người mà chúng ta coi là gần gũi đến những người mà chúng ta coi là xa lạ. Gốc thứ ba là việc thực hành Sáu Ba La Mật. Tất cả những gốc rễ này đều có trọng tâm gắn kết chặt chẽ với sự bình thản khi thấy tất cả chúng sinh đều quý giá và thậm chí còn quan trọng hơn chính mình.

Sau khi thiết lập một nền tảng vững chắc với những gốc rễ này, Rinpoche tiếp tục giải thích kỹ lưỡng về ba loại thiền định—thiền định tổng quát, hấp thụ và nhất tâm. Tham gia vào quá trình thiền định này đòi hỏi chúng ta phải xem xét hai phần cơ bản của “tâm trí” mà Khenpola đã tóm tắt là gốc rễ và mọi thứ xung quanh nó.

Sử dụng ví dụ về một bông hoa, Rinpoche nói với chúng ta về quá trình kiểm tra để tâm được nghỉ ngơi trong sự an trụ, thấy được bản chất của tánh Không – tinh túy của vô ngã. Điều này cho phép bạn đến được nơi mà những phiền não được đề cập trước đó sẽ không còn là trở ngại nữa.

Điều này dẫn đến một cuộc thảo luận về thiền an trụ và thiền quán/thiền minh sát. Rinpoche nhấn mạnh rằng sẽ không thể đi theo con đường Bồ tát đạo và chứng đắc Phật quả mà không có CẢ HAI shamatha (tỏa sáng/an trụ) và vipassana (langtong/chiêm nghiệm/minh sát). Tất cả các phương pháp thực hành đều yêu cầu hai điều này – trì tụng các thần chú với chuỗi tràng hạt, thực hành nghi quỹ, nghe một bài giảng (hoặc thậm chí đọc một bài nhận định về giáo lý), với sự tập trung thanh tịnh, tất cả đều là thiền định an trụ, hay việc có thể nhìn chằm chằm vào mũi của Rinpoche hoặc một phong cảnh đẹp mà không bị xao lãng bởi những suy nghĩ khác…đây cũng là sự an trụ. Trong khi phát triển sự an trụ nơi tự tâm, ta cần tiếp tục trau dồi niềm tin vào đạo sư, sự tinh tấn và kỷ luật của mình.

Khenpola cảnh báo rằng trở ngại lớn nhất đối với shamatha của chúng ta là những cảm xúc nóng nảy hơn, như giận dữ, uể oải hoặc chỉ là đa cảm thái quá trong bất kỳ trường hợp nào. Luôn luôn nghĩ đến chuyện khác hoặc quá hướng ra ngoài khiến cho việc phát triển tâm an trú trở nên rất khó khăn. Sau khi đạt được một số hiểu biết cơ bản về bài thiền đầu tiên này, người ta có thể chuyển sang thiền vipassana—từ tiếng Tây Tạng có nghĩa là “thấy rõ hơn”. Sử dụng thiền vipassana cho phép chúng ta nhìn vạn vật gần với bản chất thật sự của chúng hơn, cho phép sự hiểu biết và quan điểm của một người trở nên rộng hơn. Rinpoche nhắc nhở chúng ta rằng việc thực sự từ bỏ luân hồi và phát triển lòng bi mẫn và bồ đề tâm đảm bảo rằng chúng ta sẽ tiến bộ mà không thoái lui trên con đường này. Trong thiền minh sát, chúng ta bắt đầu xem xét những khác biệt giữa chân lý quy ước và chân lý tối thượng.

Rinpoche nhắc nhở rằng chúng ta cũng phải trau dồi sự hiểu biết sâu sắc về tính vô thường của cuộc sống này. Với động cơ này, chúng ta được nhắc nhở rằng mục đích của vipassana là quán chiếu về việc thiếu vắng sự tồn tại cố hữu của bản ngã và các hiện tượng cũng như bản chất của mọi sự vật là tánh Không và điều đó có nghĩa là gì. Bằng cách này, chúng ta được nhắc nhở rằng gốc rễ của vipassana cũng chính là ý thức “không có ngã” hay sự vô ngã đã được đề cập ở phần đầu của giáo lý - đó là cốt lõi của tất cả giáo lý và thực hành của Đức Phật.

Với những điểm chính này, Khenpo Jampa Rinpoche đã làm sáng tỏ những nền tảng cơ bản trong bản văn của Đức Kamalashila, nhắc nhở chúng ta rằng cuối cùng thì, tất cả những chủ đề này đều là những bước đi trên con đường dẫn đến giác ngộ, và vì vậy chúng ta nên nghiên cứu và thực hành cho đến khi đạt đến mức độ không còn nghi ngờ gì nữa; nếu bạn đạt được tâm Bồ đề tâm vĩ đại này mà không có sự nghi hoặc nào, thì ngay cả một lời cầu nguyện được thực hiện với sự hiểu biết và khát vọng sâu sắc đó, hoặc một bông hoa được cúng dường lên cũng đem lại vô số lợi lạc không đong đếm được. Học tập, thiền định và thực hành đều đi đôi với nhau để giúp chúng ta đạt đến điểm này. Cuối cùng, Khenpola đã trả lời các câu hỏi của những đệ tử tham dự.

Kamalashila’s Second Stages of Meditation teaching by Khenpo Jampa Rinpoche

This teaching given by Khenpo Jampa Rinpoche from the second section of Kamalashila’s Stages of Meditation began by invoking the blessing and compassion of Manjusri, by which Khenpola reminds us of the importance to think of removing the ignorance of all sentient beings. Based on this we should make the Mahayana aspirations to free all beings from suffering—in the stages of meditation, the practices of mindfulness that are cultivated should be put towards efforts for the benefit of all sentient beings. Rinpoche gave the strong encouragement to examine our motivation as we engage in any Dharma studies, he reminded that it was the Buddha who said that the mind is most important in developing compassion for all sentient beings—bodhicitta.

In fact, the biggest obstacle to the path of developing ultimate bodhicitta is our own mind. It is inside of our own mind that all the obstacles are created—selfishness and self-clinging arise from within our own mind and not the external world. To confront these obstacles we must go to the core of the Buddha’s teaching which is based in the idea of no-self. The biggest obstacle becomes clinging to the idea of a truly existent self—internal or external. It is this obstacle and the inability to abandon the idea of self-clinging that creates the most suffering.

This self-created non-equanimity is that which establishes the idea of “I” and “you”… the dualistic mind. By continuing to follow the habit of self-clinging established after many lifetimes of habitual tendencies, we are unable to attain the highest form of enlightenment, so we must begin to ask questions such as “Where IS this ‘I?’” Lucky for us, the Buddha provided many teachings just to that effect--on which many masters and scholars have commented. By first establishing key reminders such as these, Khenpola gave a clear motivation for undertaking this and similar teachings.

In Tibetan the word for meditation is “Gom,” which can be summarized as single-pointedness. Rinpoche then gave a brief explanation and reminder of what the process of single-pointed meditation looks like. Rinpoche reminded that what ever the object of meditation—a thangka, a flower, a lama’s photo—we should always work to reign in the awareness in mind and bring it back to that object.

The second part of what Kamalashila teaches in this text is to focus on being within the present moment. We are reminded to not be distracted by thoughts of the past or future, rather to focus on the present activity. If one is reading a text, read the text; if one is focusing on breathing, focus on breathing. Kamalashila himself gave the answer to those who might ask what the point of meditation might be by reminding that it is impossible to achieve the ultimate goal of enlightenment for the benefit of all sentient beings without mastering the mind, and to do that requires meditation.

From the Mahayana perspective we can find great motivation through this text as Kamalashila teaches that at the root of our meditation, we must have compassion. If we want to be inspired to see this as easy, it is helpful to look at the great masters of all four major Tibetan Buddhist traditions, all of whom relied upon this text as a guidance for their meditation. Likewise, we can see that all of the great siddhis and accomplishments we here of in the stories and biographies of these great masters arise from a strong meditation practice. To illustrate this, Khenpola told of His Holiness Dagchen Rinpoche’s manifestations of clear blue skies and the aurora borealis in Seattle after his passing into parinirvana as a sign of accomplishment in meditative practice.

Even for the ordinary lay practitioners, it is this focus on clear meditation practice that allows for the ability to engage with all of the many obstacles of daily life. Khenpola reminds that this isn’t always accomplished in retreat, the body could easily be in retreat but the mind busy with all of the other things out there—this isn’t meditation even though you may be locked away in a retreat hut!

According to Kamalashila’s text, all this is described by his labeling of two types of benefit from meditation—the benefit of situational benefits in common experience and the ultimate benefit of attaining buddhahood—freedom form suffering and accomplishment of the cause of ultimate happiness.

Texts like the Stages of Meditation serve to give us these tools, the tools to discover this cause of happiness through the path of meditation rooted in bodhicitta, so that even while eating we might direct the mind in single-pointedness. To examine further this root of bodhicitta, Rinpoche encourages us to ask how our thoughts and goals have changed from before becoming a Buddhist to now, after having entered Buddhism.

Kamalashila’s text discusses further three root causes, with bodhicitta being the first— concern for all sentient beings, and wishing them to attain the state of enlightenement. This compassion can be cultivated by the meditation on all sentient beings having been one’s mother in previous lives. This means all people, even those we might not want to include in that view. This is the development of loving-kindness in equanimity, which is required to cultivate bodhicitta. Khenpola reminds us that true compassion is being able to have it with anyone, regardless of our relationship to them. For example, there is a section in this text which essentially says that when we look at the ultimate compassion, we must have a true understanding of the compassion that “goes beyond.” This compassion is the second root of our meditation which is developed by the step-by-step process of expanding our compassion outward from those we consider close to those we consider far. The third root is the practice of the Six Perfections. All of these roots have a focus firmly engaging with the equanimity of seeing all beings as precious and even as more important than oneself.

After establishing a firm foundation in these roots, Rinpoche went on to give a thorough explain of three types of meditation—the general mediatation, meditative absorption and single-pointed meditation. Engaging in this process of meditation requires us to examine the two basic parts of “mind” which Khenpola summarized as the root and everything around it.       

Using the example of a flower, Rinpoche talked us though the examination that allows the mind to brought into resting in the calm-abiding that sees the nature of emptiness—the essence of selflessness. This allows one to arrive at a place where the distractions mentioned earlier are no longer obstacles.

This led into a discussion on calm-abiding and contemplative/insight meditation. Rinpoche emphasized that it is impossible to move along the bodhisattva path and arrive at buddhahood without BOTH shamatha (shine/calm-abiding) and vipassana (langtong/contemplative/insight). All practices require these two—reciting mantras with your mala, sadhana practice, listening to a teaching (or even reading a review of the teaching), with pure concentration these are all calm-abiding meditation, and also being able to stare at Rinpoche’s nose or a beautiful landscape without the distraction of other thought…this is calm-abiding. While developing our calm-abiding it is also necessary to continue to cultivate faith in our lama, diligence and discipline.

Khenpola cautions that the largest obstacles to our shamatha are the hotter emotions such as anger, sluggishness, or just being overly emotional in any capacity. Always thinking of other things or being too outwardly critical makes the development of calm-abiding very difficult. After having achieved some base of understanding of this first meditation, one is able to move on to vipassana—the Tibetan word for which translates to “seeing greater.” Using vipassana meditation allows us to see closer to the way things truly are, which allows one’s understanding and view to become broader. Rinpoche reminds us that to truly abandon samsara and to develop compassion and bodhicitta ensures that we will progress without regression on this path. During vipassana we begin to look at the differences between conventional and ultimate truth.

Rinpoche reminds that we must also cultivate a deep understanding of the impermenance of this life. With this motivation we are reminded that the point of vipassana is to contemplate on the lack of inherent existence of the self and phenomena and the nature of all things as emptiness and what that means. In this way we are reminded that the root of vipassana is the same sense of “no-self” or selflessness that was mentioned in the beginning of the teaching—that which is at the core of all the Buddha’s teaching and practices.

It is with these main points that Khenpo Jampa Rinpoche elucidated the foundations of Kamalashila’s text, reminding us in conclusion that all of these topics are steps on the path to enlightenment, and so we should study and practice until we reach a point of no doubt; if one achieves this great mind of bodhicitta without doubt, then even one prayer made with that depth of understanding and aspiration or one single flower offered is beyond measure in its benefit. Study, meditation, and practice all go together to help us reach this point. Finally, Khenpola answered questions from the students in attendance.

Bài viết được dịch bởi: Âu Chương (Sakya Việt Nam)

Bài viết khác

Xem thêm
Zalo
Hotline