Ý nghĩa của việc cúng Tsok trong thực hành Mật thừa - Bài giảng từ Khen Rinpoche Jampa

Bài giảng từ Khen Rinpoche Jampa tại Tu viện Phật giáo Tây Tạng ở Seattle (Hoa Kỳ) vào ngày 28/01/2024.

Người dịch: Mr.Chương Âu

Tổng quan:

Việc thực hành cúng dường Tsok là một hành động sâu xa của cả Bố thí Ba la mật và Tinh tấn ba la mật. Với hành động bố thí này, chúng ta đang cúng dường tới ba phương diện của đạo sư (bên ngoài, bên trong và bí mật) cũng như tới tất cả chúng sinh đang lang thang. Về mặt tinh tấn, chúng ta đang thực hành tính kỷ luật qua việc sắp xếp đàn cúng dường, chuẩn bị địa điểm và quan trọng nhất là qua hành vi của chính mình trong quá trình làm lễ. Ngoài ra, trong cả hai thừa liên quan đến Kinh điển cũng như Mật điển, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thuyêt giảng rằng hoạt động này cũng làmột phương pháp tích lũy công đức và trí tuệ. Ở đây chúng tôi thường cúng dường tsok vào ngày thứ 10 cho Guru rinpoche Tsok Khor và vào ngày thứ 25 cho lễ puja Vajrayogini, tsok cũng được cúng dường như một phần của cac đàn lễ cầu an (drupchen) hoặc lễ cúng dường (puja) lớn hơn dành riêng cho một số cá nhân hoặc thời điểm nhất định hoặc thậm chí là một hình thức cúng dường torma cho quỷ thần, vong linh địa phương, và những thứ tương tự.

Chúng ta sẽ xem xét tổng quan trong bốn phần.

• Thứ nhất, tài vật cúng dường

• Thứ hai, đối tượng cúng dường Tiếp theo

• Thứ ba: phương tiện thực hành (thủ ấn, thần chú, quán tưởng, v.v.)

• Thứ tư: phần Tóm tắt và Hồi hướng

Phần 1: Tài Vật cúng dường

Để tích lũy lễ vật, người ta nên cúng dường bất cứ thực phẩm nào mới, chưa được dùng, có chất lượng tốt nhất trong khả năng của mình. Bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào trong khả năng của mình khi cúng dường lên đều được, nhưng điều đặc biệt quan trọng là chúng ta phải có một số loại thịt và bia.

Ngoài ra, nếu có thể, chúng ta nên bày ra trong vật phẩm cúng dường những món mang lai trải nghiệm vị khác giác nhau như mặn, ngọt, đắng, v.v. như vậy sẽ là tốt nhất. Khi các hành giả tham dự buổi lễ với một quan điểm thanh tịnh, bắt nguồn từ sự hiểu biết về bản chất tiềm ẩn (thực tại tối hậu), bạn đang thực hành việc nhận thức về “nhất vị” (rochik) bằng cách không phân biệt giữa sở thích hay phẩm chất. Đây cũng là biểu hiện của việc chuyển hóa các vật phẩm cúng dường thành năm loại diệu dục và năm loại cam lồ, nên việc có nhiều và đa dạng phẩm vật là điều có lợi.

Điều quan trọng là không nên nghĩ rằng mình đang thọ nhận thức ăn thông thường trong lễ tsok, mà thịt và bia được hóa thành bala và madana (ngủ lực và xúc cảm) , dutsi hoặc ambrosia (pháp dược hoặc cam lồ) thuần túy, biểu thị cho việc trí tuệ chiến thắng dục vọng (rượu) và sự hung hăng (thịt).

Chúng ta cũng nên chuẩn bị thêm các dụng cụ phù hợp bao gồm chùy kim cang, linh chử, trống damaru, một bát sọ kapala chính và hai bát kapala phụ hoặc hộp để đựng đồ cúng dường, torma, đĩa thức ăn và các phẩm liệu samaya (chẳng hạn như cam lồ/pháp dược dutsi, men dzey/pháp dược, bột rakta nếu có thể, sữa và trà).

(*Chi tiết dụng cụ và phẩm liệusamaya sẽ được Chodpa Jamyang Losal trưng bày)

Về bát kapala, người ta nói rằng việc dùng bát kapala của một người đã phạm vào nghiệp tiêu cực sẽ giúp đỡ họ, bằng cách thanh lọc nghiệp tiêu cực của họ thông qua việc cơ thể của họ được sử dụng như một vật hỗ trợ trong lễ cúng, và bát kapala của một đấng cao hơn hoặc một Lama vĩ đại sẽ giúp thanh lọc những che chướng và ban gia trì cho tất cả những người tham dự buổi lễ.

- Hướng dẫn cho giai đoạn chuẩn bị:

“Phát tâm muốn thực hành một bữa tiệc cúng dường gắn với phần Thất Chi Nguyện trong pháp tu Guru Yoga cho Guru Rinpoche, dọn dẹp thanh tịnh nơi làm lễ, trang trí nó bằng các phẩm vật cúng dường, và dựng một bức tượng hay thangka của Guru Padmasambhava cùng với đoàn tùy tùng của ngài. Sắp xếp hai torma cho Tam Căn (lama, yidam, khandro) với Lama torma ở bên phải và Dakini torma ở bên trái, với trà ở bên phải và sữa ở bên trái, pháp dược ở bát sọ bên phải, máu ở bên trái , phía trước là những nhu yếu phẩm (năm chiếc đĩa tượng trưng cho các lễ vật tsok dâng lên lama, Bổn tôn khandros, pawos, các hộ pháp và các bổn tôn tài bảo), và đồ ăn thức uống phong phú bên dưới phía trước là các phẩm vật cúng dường, dẫ đầu là diệu dục và bia rượu. Sái tịnh tất cả phẩm vật. Tập hợp trống damaru, chuông chày, trống và thanh la (chập chẻng) đa dạng các loại nhạc cụ khác nhau. Người tu nên tiến hành nghi lễ với sự nhất tâm.”

Phần 2: Đối tượng cúng dường

Bằng cách cúng dường tới toàn bộ đối tượng quy y bao gồm Guru Rinpoche cùng đoàn tùy tùng của Ngài (cho tiệc tsok khor), hoặc bất kỳ vị Bổn tôn hay vị phật nào là trung tâm của ganachakra (linh hội ) mà bạn đang tạo ra, với sự nhấn mạnh vào năm đối tượng Lama, Yidam, Khandros và Pawos, các vị Hộ pháp, và các vị thần thế gian/tài bảo/địa phương, v.v., không chỉ các samaya đã bị phá vỡ được sửa chữa lại – khôi phục hoàn toàn những thệ nguyện và cam kết của ta, mà những nghiệp tiêu cực và những che chướng cũng được tịnh hóa.

Việc cúng dường những đối tượng quy y cũng như những vị khách cao quý mang lại thành công thiết thực trên con đường tu tập và sự gia trì từ các bậc thành tựu giả như một sự đền đáp cho công hạnh bố thí khi ta thực hiện nó với lòng sùng mộ và thoát khỏi sự bám chấp.

Thông qua hành động sâu sắc này, thậm chí ta có thể nhìn thấy Lama hoặc Bổn tôn của mình trong giấc mơ hoặc trong những trải nghiệm khi tỉnh thức, có thể nhìn thấy tất cả chúng sinh và trải nghiệm khác một cách thanh tịnh hơn, giúp ích cho các giai đoạn và con đường tu hành, và nếu được thực hành với lòng sùng mộ lớn lao thì bất kể người đó ở đâu, những phẩm tính và sự chứng ngộ của Guru Rinpoche đều hiển lộ ở đó.

Phần 3: Phương tiện tu tập

Điều quan trọng cần phải nhớ từ khi bắt đầu chuẩn bị cho đến khi kết thúc nghi lễ là việc mandala, torma, tsok và cách sắp xếp đàn lễ đêu được thực hiện với lòng tôn kính và sự hiểu biết về những lợi ích phát sinh từ thực hành này.

-Tất cả các phẩm vật đã được tập hợp và không gian đều được thanh tẩy bởi các thủ ấn Tịnh hóa (om vajra kundali hana…) và tánh Không (om svabhava shuddha…)

- Sau đó chúng ta thực hành cúng dường bên ngoài (om vajra argham, padyam…)

- Sau đó là chú gia trì và tịnh hóa phẩm vật cúng dường lên 4 cõi (om ah hung…)

- Thủ ấn Kim sí điểu Garuda (om ah hung ha ho hri…) đóng vai trò như một lời thỉnh cầu gia trì và thọ nhận gia trì đó vào chính bản thân

- Thủ ấn cúng dường torma

Khi phẩm vật cúng tsok được phân phát, điều quan trọng cần nhớ là ta đang tiêu thụ những thực phẩm thanh tịnh này như một vật cúng dường lên vô số chư Phật, Bồ Tát, Herukas (phẩn nộ tướng của chư tôn hộ pháp), v.v. của mạn đà la vốn sinh khởi từ tự trong thân.

Như Mật điển Hevajra (Mật điển Hô Kim Cương) nói: “Trí tuệ vĩ đại ngự trong thân. Vì vậy, ta nên từ bỏ hoàn toàn mọi câu hỏi. Cái bao trùm vạn vật đều đến từ cơ thể và các giác quan, nhưng đồng thời nó không đến từ cơ thể và các giác quan.” Điều này có nghĩa là thân thể là cội nguồn của con đường, và nếu không có thân thể, bạn không thể có được con đường và hành trình.

-Nhận lễ vật bằng hình tròn pekor/hoa sen để nhận thức rằng đây là thực phẩm /cam lồ linh thiêng và không tầm thường, với thực phẩm nhận bằng tay phải và đồ uống bằng tay trái.

*Mọi phẩm vật mà chúng ta thọ nhận đều là một trải nghiệm đại lạc, vì thế chúng ta trì tụng “a la ho, mahasukkha ho.”

-Lhaktor/phần còn lại được phân phát cùng với thủ ấn ban gia trì, tương tự như trong thực hành cúng sur, biến phần còn lại thành bất cứ thứ gì mà các tinh linh, ngạ quỷ, rắn độc hoặc những người quá nhút nhát mong muốn hoặc cần thiết. Chúng ta trì tụng “la’mai” khi phân phát những gì còn lại như một phương tiện giúp những chúng sinh đó vượt qua trạng thái hiện tại của họ để tái sinh vào những cõi cao hơn.

Chiếc đĩa còn lại được kim cang đạo sư niêm phong bằng cách đặt chày kim cương lên trên chiếc đĩa lật ngược và niệm “om tit vajra”

(*các thủ ấn sẽ được trình bày bởi thầy Khen Rinpoche Jampa)

Phần 4: Tóm tắt và Hối hướng

Đến đây chúng ta kết thúc phần giải thích ngắn gọn về vật phẩm, đối tượng và phương tiện cúng dường tsok trong truyền thống Kim Cương thừa.

Những lợi ích chung của việc thực hành vào ngày 10 và những ân phước gia trì sâu xa của Thần chú Kim Cương Thượng Sư đã được giải thích rất nhiều trước đây, vì vậy ở đây chúng ta chỉ cố gắng làm sáng tỏ ngắn gọn hơn một chút về quá trình của các khía cạnh trong sự chuyển hóa của các phẩm vật cúng dường tsok. và các khía cạnh về mặt nghi lễ của nó.

Bình luận sâu rộng về các thần chú và lợi ích của chúng, cũng như chi tiết cụ thể của lễ cúng trong ngày thứ 10, có thể được tìm thấy trong phần phụ lục của nghi quỹ và có thể tự giải thích.

Lời giải thích ngắn gọn đặc biệt này được biên soạn bởi kẻ ngu dốt Chodpa Jamyang Losal, dựa trên những giáo huấn khẩu truyền của Đấng uyên bác và toàn hảo Khen Rinpoche Jampa. Bất kỳ sai sót hay lỗi lầm nào nếu có đều là của người khất sĩ này chứ không phải của vị Tạng sư (gelong) khả kính.

English,

The Meaning of Tsok in Tantric Practice

Teaching by Venerable Khen Rinpoche Jampa at Sakya Monastery of Tibetan Buddhism in Seatlle, WA, 1/28/2024.

General Overview:

The practice of offering Tsok is a profound act of both the Perfection of Generosity and the Perfection of Conduct.

As an act of generosity we are offering to the three aspects of the guru (outer, inner, and secret) as well as to all wandering beings. For the conduct, we are exercising the discipline of organizing the offering, the place, and most importantly our own behavior during the ritual.

Also, in both the vehicles pertaining to Sutra as well as Tantra, Buddha Shakyamuni taught this as a method for accumulating merit and wisdom.

Here we regularly offer tsok on the 10th day for Guru rinpoche Tsok Khor and on the 25th day for Vajrayogini puja, also tsok is offered as an aspect of larger drupchen or pujas dedicated for certain individuals or times or even in referring to the torma offerings for demons, local beings, and the like.

We will look at an overview in four sections.

• First, the Materials of Offering

• Secondly, the Objects of Offering

• Next, the Means of Practicing (mudra, mantra, visualization, etc)

• And Finally, Summary and Dedication.

1, Materials of Offering

For the accumulation of the feast offering, one should offer the best qualities of whatever one is able to of new unused food. Any food or drinks will do within your means to provide them, but it is especially important to have made available some kind of meat and beer.

In addition, if one can represent in the offering materials each of the categories of flavors or taste sensations such as salty, sweet, bitter, and so on it is best. As the practitioners partake of the feast with a pure view rooted in the understanding of the underlying nature (ultimate reality) one is practicing engaging in the awareness of one taste (rochik) by not differentiating between preferences or qualities. This is also indicative of transforming the offerings into the five meats and five nectars, so having a multitude and variety is beneficial.

It is important not to think that one is partaking of ordinary food during the tsok, but that the meat and beer are transformed into bala and madana, pure dutsi or ambrosia, signifying wisdom triumphing over passion (alcohol) and agression (meat).

One should also have gathered the appropriate implements consisting of vajra, bell, damaru, main kapala and two kapala or containers for offerings, torma, food plates, and samaya substances (such as amrita/dutsi rilbu, men dzey/medicine rilbu, rakta powder if one can, milk, and tea).

(*implements and samaya substances will be displayed by Chodpa Jamyang Losal)

Of kapalas, it is said that a kapala of one who has engaged in negative karma helps that individual by purifying their negative karma through their body being used as a support in the feast and the kapala of a higher being or great lama helps to purify the obscurations and bestow blessing for all those partaking of the feast.

-The Instructions for Preparation state:

“Wishing to perform a feast offering connected with the Guru Yoga of the Seven Line Prayer for Guru Rinpoche, clean a cloistered place, decorate it with offerings, and set up a statue or thangka of Guru Padmasambhava with his consort. Arrange the two tormas for the Three Roots (lama, yidam, khandro) with lama torma on the right and dakini torma on the left, with tea on the right and milk on the left, medicine in the right skull cup, blood in the left, in front the necessities (the five plates representing tsok offerings to the lama, yidam, khandros, pawos, dharmapalas, and wealth deities), and bountiful food and drink below in front as feast offerings lead by meat and beer. Sprinkle it all with water for purification. Gather damaru, vajra and bell, drum and cymbals, various types of musical instruments. The practitioners should conduct the ritual with a single-pointed mind.”

2, Objects of Offering

By offering to the entire refuge field consisting of Guru Rinpoche with consort (for tsok khor), or whichever seities or buddhas are the focal point of the particular ganachakra one is creating, with an emphasis on the five designations of Lama, Yidam, Khandros and Pawos, Dharma Protectors, and worldly/wealth/local deities etc, not only is one’s broken samaya repaired–fully restoring one’s pledges and commitments, negative karmic traces and obscurations are also purified.

Offering to the objects of refuge as well as the higher guests brings expedient success along the path and the bestowal of siddhis as a repayment for the generosity when given with devotion and free of fixation.

Through this profound act it may even become possible to see one’s lama or yidam in dreams or waking experiences, one is able to see all other beings and experiences more purely which aids in moving along the stages and paths, and if practiced with great devotion then no matter where one is the qualities and realizations of Guru Rinpoche are manifest there.

3, Means of Practicing

It is important to remember from start of the preparations to the conclusion of the ritual that the mandala, torma, tsok and how it is arranged is carried out with reverence and an understanding of the benefits arising from such a practice.

-All of the gathered offerings and the space are cleansed by the mudras of Purification (om vajra kundali hana…) and emptiness (om svabhava shuddha…)

-The outer offerings are then presented (om vajra argham, padyam…)

-Blessing and purifying offerings to the four classes are presented (om ah hung…)

-The Garuda Mudra (om ah hung ha ho hri…) acts as the request of blessings and of bringing those blessings into oneself

-The torma offering mudras

As the tsok is distributed, it is important to remember that one is consuming this pure food as an offering to the countless buddhas, bodhisattvas, herukas, etc of the mandala inherently arising in one’s own body:

As the Hevajra Tantra says: “Great wisdom abides within the body.Therefore, one should give up any questions completely. That which pervades all things comes from the body and the sense organs, but at the same time it does not come from the body and sense organs.” This means that the body is the source of the path, and that without the body, you cannot have the path and the journey.

-Receive the offering with the pekor/lotus round which acknowledges that this is holy food/nectar and not common, food in the right hand and drink in the left.

*Everything that is consumed is an experience of great bliss, hence we recite “a la la ho, mahasukkha ho.”

-The lhaktor/remainder is distributed with the mudra of giving blessings, similar to as in sur, which transforms the remainder into whatever is wished for or needed by the elementals, hungry ghosts, poisonous nagas, or those too timid to join the feast. We recite “la’mai” upon the distribution of the remainders as a means to help those beings pass from their current state into higher rebirths.

The remainder plate is sealed by the vajra master by crossing the vajra over the upturned plate and reciting “om tita vajra”

(*mudras will be demonstrated by Ven. Khen Rinpoche Jampa).

4, Summary and Dedication

Here concludes the brief explanation of the general materials, objects, and means of offering tsok in the Vajrayana tradition.

The general benefits of the 10th day practice and the profound blessings of the Vajra Guru Mantra have been greatly expounded upon previously, so here we are attempting only to briefly clarify a little more on the process of the aspects of transmutation of the offerings for the tsok and its ritual aspects.

Extensive commentary on the mantras and their benefits, as well as each of the 10th day feasts particulars, can be found in the appendices of the sadhana and are self-explanatory.

This particular brief explanation was compiled by the foolish Chodpa Jamyang Losal based on oral instructions given by the flawless and erudite Venerable Khen Rinpoche Jampa. Any errors or faults are that of the itinerant mendicant and not of the distinguished gelong.

Bài viết khác

Xem thêm
Zalo
Hotline