Mandala là gì?

Mandala (mạn-đà-la hay mạn-đồ-la) xuất phát từ chữ gốc “manda” có nghĩa là “tinh túy” và hậu tố “la” được thêm vào sau này, có nghĩa là “chứa đựng”. Do đó, Mandala có ý nghĩa là chứa đựng sự tinh túy.

Như vậy ý nghĩa của Mandala là những hình vẽ có thể chứa đựng những gì linh thiêng nhất của cuộc sống, vạn vật trong vũ trụ.

(ảnhMột người Ấn Độ đang vẽ tay Mandala truyền thống)

Nguồn gốc

Mandala xuất hiện ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 5 TCN và du nhập vào Tây tạng vào thế kỷ thứ 7 SCN. Tài liệu tham khảo đầu tiên về mandala được làm từ cát ở Tây Tạng đến từ cuốn “Biên Niên Sử Xanh”, một lịch sử cổ xưa của Phật giáo Tây Tạng được viết bởi Go Lotsawa Zhonnu Pel vào thế kỷ 14 SCN, được gọi là “Kho báu của cuộc sống”.

Có ghi chép cho rằng: Mạn-đà-la được lấy ý tưởng từ ngọn núi lửa Meru của Ấn Độ. Một ngọn núi linh thiêng được gọi là trung tâm và được bao bọc bởi bảy ngọn núi nhỏ trong một vòng tròn đồng tâm. Có ba cõi bên trong mandala là: Arupyadhatu – Vô sắc giới, Rupudhatu – Sắc giới, và Kamadhatu – Dục giới.

Bách khoa toàn thư về sinh học của Tây Tạng và dãy Himalaya. Ông bắt đầu viết tác phẩm này cho các học trò của mình ở tuổi 84. Mandala ban đầu thiên về tâm linh hơn là hữu hình. Đó là một cách để truy cập hoặc mở khóa sức mạnh của vũ trụ trong quá trình thực hành thiền định, và có các tài liệu tham khảo cho các bậc thầy Phật giáo chuyển mình thành thần chú và sau đó phân tán vào vũ trụ.

Mandala thường được vẽ với nhiều hình vẽ phức tạp thể hiện vũ trụ dưới cái nhìn của một người giác ngộ.

Hình ảnh Mandala biểu trưng cho thân và tâm của Đức Phật.

Sự bắt đầu của một Mandala lấy trung tâm từ một dấu chấm. Đây là một biểu tượng rõ ràng về sự vô hạn và cũng là một hạt giống, là điểm khởi đầu quan trọng nhất. Tâm điểm này thu hút tất cả năng lượng của tất cả vũ trụ bên ngoài vào bên trong.

Chúng được sử dụng để hướng dẫn các học viên đến sự giác ngộ thông qua kiên nhẫn, thiền định và sự hiểu biết về các giáo lý quan trọng.

Mandala có thể đơn giản hoặc phức tạp, và có thể được sơn, khắc hoặc tạo ra trong hầu hết các hình thức nghệ thuật. hay được vẽ với những vòng tròn trang trí đẹp đẽ bằng các hình học thiên, họa tiết trang trí của Phật Giáo, được xem là biểu đồ kế thừa các sự kiện bắt đầu từ thời Đức Phật có chiều dài lịch sử 2500 năm trước cho tới ngày nay, một khía cạnh quan trọng trong hầu hết các nghi lễ truyền thống Phật giáo. Một số ngôi đền Phật giáo được xây dựng trong một hình dạng mạn-đà-la lớn, như đền cổ Phật giáo nổi tiếng Borobudur.

Mandala xuất hiện trong nhiều truyền thống Phật giáo, nhưng phổ biến nhất là các cộng đồng Tây Tạng, ở đó chúng có thể to lớn, nhiều màu sắc, được vẽ, in hoặc thêu trên một tấm vải và treo trên tường trong một số ngôi đền, nhà hàng hoặc nhà của Phật tử. Mandala là một vòng tròn được trang trí đẹp đẽ bằng các hình vẽ hình học và hình tượng Phật giáo. Ngoài giá trị thẩm mỹ của nó, mandala cũng có một ý nghĩa nghi thức và biểu tượng quan trọng trong truyền thống Phật giáo Mật Tông Tây Tạng (Kim Cương Thừa).

(Một vị Lama đang vẽ tay Mandala)

Có 2 loại mandala chính là Thai tạng giới mandala (Garbha-dhatu) và Kim cương giới mandala (Vajra-dhatu).

  • Thai tạng giới biểu hiện vũ trụ về mặt lý tính và lòng từ bi vĩ đại của chư Phật.
  • Kim cương giới biểu hiện cho trí tuệ hoàn hảo của năm vị Phật tối cao của Tây Tạng (Five Tathagatas).

Trong truyền thống Tây Tạng, Mạn đà la thường được tạo ra từ cát màu và được đặt trên một bản thiết kế hình học để thể hiện những nghi thức theo truyền thống của riêng họ. Ngoài ra, chúng còn là một đối tượng thiêng liêng của những người thực hành thiền định.

Mỗi Mandala cát sẽ được tháo dỡ sau khi nghi lễ kết thúc. Quá trình này và kết quả của nó tượng trưng cho đức tin về học thuyết vô thường trong Phật giáo về tính chất chuyển tiếp của đời sống vật chất. Các hành giả Kim Cương Thừa mong muốn được giải phóng khỏi chấp trước vào các sự vật và hiện tượng trong thế giới hữu hình.

Ở Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Tạng, Mạn-đà-la cũng có thể được tạo thành không gian ba chiều thể hiện một cung điện trung tâm, nơi các chư Phật cư ngụ. Trong những năm gần đây, nhiều Mạn đà la đã được tạo ra bằng cách sử dụng đồ họa máy tính, mặc dù chúng thường được tạo ra bởi những người không phải là Phật tử và thường không được coi là thiêng liêng.

(Một Mandala được tạo thành theo không gian 3 chiều)

Biểu tượng

Trong đạo Phật, Mạn đà la thể hiện những khía cạnh khác nhau của giáo dục và truyền thống Phật giáo. Đây là một phần làm cho việc tạo Mandala trở thành một hành động thiêng liêng, vì khi họ làm việc, các nhà sư đang truyền dạy giáo lý của Đức Phật.

Mạn-đà-la thường tượng trưng cho một cung điện được đặt ở vị trí trung tâm, có bốn cổng theo 4 hướng và nằm trong vài lớp vòng tròn tạo thành hàng rào bảo vệ xung quanh nó.

Bên ngoài cung điện có nhiều vòng tròn đồng tâm. Vòng ngoài cùng thường được trang trí bằng cách làm cong cách điệu giống như một vòng lửa. Mỗi lớp vòng tròn tượng trưng cho chất lượng tâm linh, quá trình biến đổi phải trải qua các bước trước khi có thể tiến vào lãnh thổ thiêng liêng ở trung tâm.

Vòng tròn tiếp theo bên trong là các hình tượng Phật giáo như sấm sét, kim cương, bánh xe (biểu tượng của Bát Chánh Đạo) thể hiện sự mạnh mẽ, trí tuệ và bất diệt. Tiếp theo là một vòng tròn gồm tám nghĩa địa, đại diện cho tám khía cạnh ràng buộc một người vào chu kỳ tái sinh. Cuối cùng, vòng trong cùng được từ cây sen, biểu hiện sự tái sinh tôn giáo.

Cấu trúc hình vuông ở giữa mandala là cung điện cho các vị Phật hoặc Bồ tát cư trú, một ngôi đền chứa sự tinh túy của Đức Phật. Ngôi đền vuông có bốn cổng tượng trưng cho một loạt các ý tưởng bao gồm:

  • – Tứ vô lượng tâm: Từ-Bi-Hỷ-Xả
  • – Bốn hướng: Nam, Bắc, Đông và Tây

Trong cung điện vuông hoặc đền thờ là hình ảnh của các vị Phật, thường là năm vị Phật vĩ đại trong Phật giáo Kim Cương Thừa (Ngũ Trí Như Lai). Biểu tượng của các vị Phật này rất phong phú, và mỗi một vị Phật đại diện cho một hướng (trung tâm, nam, bắc, đông và tây), yếu tố vũ trụ (như hình thức và ý thức), nguyên tố vật chất (đất, không khí, nước và lửa) và một loại trí tuệ đặc biệt.

Mỗi vị Phật tượng trưng cho một khả năng vượt qua các rào cản để hướng đến sự giác ngộ. Ở trung tâm của mạn đà la là hình ảnh của vị Phật chính, tượng trưng cho hạt giống hoặc trung tâm của vũ trụ.

Trong một số hình tượng khác, Mạn-đà-la có thể đại diện cho một vị thần đặc biệt hoặc thậm chí là một nhóm các vị thần. Trong những trường hợp này, vị thần chính được đặt ở trung tâm của mandala, trong khi các vị thần khác được đặt xung quanh. Vị thần chính được coi là cốt lỗi và các vị thần thứ cấp được xem như là biểu hiện của sức mạnh của vị thần đó.

Nguồn: https://xn---hay-uqa.vn/y-nghia-tac-dung-tranh-ve-mandala/

 Ảnh: sưu tầm

Bài viết khác

Xem thêm
Zalo
Hotline