Các Vị Tổ Sư Truyền Thừa SAKYA

Các Vị Tổ Sư Truyền Thừa SAKYA

Ngày đăng: 19/04/2023 09:12 AM

    Năm Bậc Thầy Nền Tảng của Sakya

    Trong sự công bố tiên tri từ Dòng Truyền Miệng của Không Gian Trong Sáng của Dakini [klong gsal mkha’ ‘gro snyan brgyud], Đức Guru Rinpoche trình bày,

    Kunga Nyingpo, Sakya Lotsawa,
    Sonam Tsemo, Dragpa Gyaltsen,
    những thân lưu xuất Bồ Tát của ba gia đình  sẽ xuất hiện ở Tsang...
    Sau khi Sakya Lotsawa được gọi tên Kunga,
    và người có tên Phagpa đến,
    con người và những chúng sinh của Tây Tạng sẽ được hạnh phúc và mạnh khỏe.
    Họ sẽ duy trì giáo lý của Đức Phật trong năm mươi năm,
    Những thân lưu xuất hiện nay của Manjusri.

    Sự ra đời của gongma nga (“năm vị tổ sáng lập”) đã được nhiều vị thầy tiên đoán bao gồm Ngài Atisha.

    Sachen Kunga Nyingpo (1092-1160 C.E.∙)

    Vị tổ đầu tiên của năm vị tổ là Sachen Kunga Nyingpo. Ngài Khon Konchog Gyalpo không thể có con trai với người vợ đầu tiên, Dorje Chugmo. Khi năm mươi lăm tuổi, Ngài theo lời khuyên của Kha’u Chenpo bí mật lấy người vợ thứ hai, Machig Zhangmo, con gái của chủ nhân vùng Zhang Zhung. Do vận may, họ có một con trai trong nam con khỉ đực nước (thân thủy-1092) giữa nhiều dấu hiệu lạ thường. Họ đặt tên ông là Sakyapa Chenpo Kunga Nyingpo.

    Sachen Kunga Nyingpo là một lưu xuất của Avalokiteshvara. Điều này đã được vị tổ vĩ đại Nam Kha’upa Chenpo xác nhận, Ngài trong trạng thái thiền định chú tâm một điểm trong tánh quang minh trong sáng đã thấy tâm thức sinh ra của Sachen trong một lều bằng cầu vồng trong bầu trời trên thung lũng Machig Zhangmo. Tâm thức khoác vẻ ngoài của Kasarpani, thân tướng hai tay của Avalokiteshvara, do vậy vị tổ hiểu rằng một lưu xuất của Avalokiteshvara sẽ được sinh ra trong thị tộc Khon. Vì lý do này, Ngài khuyến khích Khon Konchog Gyalpo lấy vợ lần thứ hai.

    Từ lúc còn nhỏ, Sachen có thể đọc và tính toán. Ngài đã nghiên cứu những bản văn uyên thâm, và Ngài hiểu được đàn ông, phụ nữ, loài vật, các tính chất của ngọc, trò chơi, chữa bệnh, văn phạm, thi ca, luận văn, và còn nữa. Vì những phẩm tính thông minh bình thường, Ngài đã làm nhiều người hạnh phúc.

    Những phẩm tính hiếm thấy của Ngài là vô hạn và được chia thành hai phần trong truyền thống các tiểu sử: những phẩm tính về rèn luyện và những phẩm tính về sự thấu suốt.

    Ngài nhận quán đỉnh Hevajra đầu tiên từ cha, cha Ngài viên tịch khi Ngài được mười một tuổi. Sau đó, theo lời khuyên của mẹ Ngài theo học với Bari Lotsawa, cũng là một trong các guru của cha Ngài.

    Bari Lotsawa khuyên Ngài thực hành sadhana (nghi quỹ) của Manjushri Arapacana. Trong lúc làm thực hành này, Ngài gặp chướng ngại do tinh linh Pekar gây ra, nên Bari Lotsawa ban cho Ngài thực hành của Acala cùng với nghi lễ bảo vệ nước. Sau khi dẹp yên chướng ngại, Sachen nhập thất thực hành sáu tháng và có một linh kiến trực tiếp về Đức Manjushri. Trong lúc có linh kiến này Ngài tiếp nhận bốn giáo lý Rèn luyện Tâm nổi tiếng của Sakya “Từ bỏ Bốn Bám Luyến,” trong đó, các quan điểm cốt tủy của con đường Mahayana được thấy cùng lúc. Vào lúc đó, Ngài cũng đạt được các Dharani (Chân Ngôn) không thể quên và trí tuệ phân tích vô song.

    Khi được mười hai tuổi, Ngài đến Rong Ngur Mig, ở đó Ngài học Abhidharmasamucaya với vị thầy Drangti Tharma Nyingpo. Sachen đã để lại dấu tay trên đá tại đây mà hiện nay vẫn còn tồn tại. Sau khi Drangti viên tịch, Ngài học luận lý và Madhyamaka (Trung Đạo) với đệ tử của Ngài Drangti, Khyung Rinchen Trag, ở Nyang thượng.

    Ngài trở về với Bari Lotsawa, Ngài nhận được nhiều giáo lý, như hai hệ thống chính của Guhyasamaja, Krishnayamari, và ba tantra của vòng Hevajra. Kế tiếp, Ngài đến học với đại Khon Gyichu Dralha Bar, từ vị này Ngài tiếp nhận ba tantra của Hevajra, những giáo lý về các bài ca của tám mươi bốn đại thành tựu giả và các hướng dẫn khác.

    Như thế, vào tuổi hai mươi chín, Ngài đã học với nhiều bậc thầy đứng đầu của Ấn Độ và Tây Tạng vào thời Ngài.

    Chuyện kể về buổi gặp gỡ với vị guru gốc của Ngài, Zhangton Chobar, khi Sachen được hai mươi chín tuổi đã được người khác tường thuật đầy đủ chi tiết.8 Từ vị guru này, Ngài nhận được quán đỉnh của bậc thầy về Con đường Lamdre và giáo lý Kết quả, Ngài đã giữ hoàn toàn bí mật những hướng dẫn ở Zhangton trong mười tám năm.

    Khi Sachen bốn mươi bảy tuổi, Ngài bị đầu độc trong khi cư trú ở Gunthang, và đã quên mọi Giáo Pháp Ngài biết, Ngài ở một mình tách biệt một số lần, dâng cúng khẩn cầu đến guru Ngài, và có thể nhớ lại một câu kệ ở nhiều nơi.

    Guru của Ngài, Je Gonpa,9 xuất hiện trong giấc mơ của Ngài và dạy mọi Giáo Pháp mà Ngài đã quên, do vậy Sachen có thể nhớ lại mọi thứ. Sau điều này, Ngài nhận được nhiều giáo lý hơn từ mahasiddha (đại thành tựu giả) Virupa, từ đó Ngài viết ra những bài ca tán thán nổi tiếng. Điều này minh họa dòng truyền bí mật hiếm có của Lamdre, vì Sachen đã nghe tất cả giáo lý trực tiếp từ Virupa trong thân người.

    Sau điều này, Ngài bắt đầu dạy Lamdre cho những đệ tử tuyển chọn và viết ra các bài kệ Vajra, mà trước đây chỉ được ban trong truyền thống miệng.

    Những tác phẩm được sưu tập từng phần của Sachen làm thành ba bộ trong Sakya Kabum và bao gồm một luận giảng quan trọng về tantra gốc đầy đủ Laghusamvara của vòng Chakrasamvara, được gọi là Chuỗi Ngọc Trai (mu tig phreng ba), và nhiều bản văn khác tập trung vào những khía cạnh khác nhau về lý thuyết và thực hành Vajrayana. Trong một tuyển tập tách biệt, Ngài đã viết mười một luận giảng về giáo lý Con đường và Kết quả, nổi tiếng nhất trong đó là luận giảng Nyagma (nyags ma) và Sey Donma (sras don ma).

    Thêm vào những đạt được trong nghiên cứu này, Sachen là một bậc thấu suốt cao độ và đã phô diễn nhiều dấu hiệu của sự thành tựu trong suốt cuộc đời Ngài. Nói chung, tâm Ngài đã thấm nhập lòng bi và lòng từ ái. Như đã nhắc đến, Ngài đã thấy Manjushri trong thân người và duy trì sự trang nghiêm của Acala và Arya Tara.

    Sachen Kunga Nyingpo là một hành giả vĩ đại, người chưa từng tách rời hai giai đoạn phát triển và hoàn thiện, dấn thân vào bốn cách thức làm lợi ích cho chúng sinh đang sống cho đến lúc Ngài sáu mươi bảy tuổi. Ngài viên tịch đến cõi tịnh độ trong chu trình thứ ba của sáu mươi năm, vào ngày mười bốn của Asvina (tháng mười) trong năm con cọp đực đất (dần thổ). Vào lúc đó, thân lưu xuất của Ngài ở cả bốn nơi: cõi tịnh độ Dewachen, tịnh độ Potala, Oddiyana, và hệ thống thế giới Vàng Ròng ở phương bắc.

    Theo tiên tri của Lama Zhang, Sachen có ba đệ tử đạt siddhi (tất địa - thành tựu) trong lúc họ trong thân người. Ngài có bảy hay mười một đệ tử, bao gồm Jetsun Dragpa Gyaltsen, đạt đến giai đoạn nhẫn nhục của con đường ứng dụng (gia hạnh đạo), và mười lăm đệ tử bao gồm Loppon Sonam Tsemo, đạt được đại nhiệt trên con đường ứng dụng. Ba mươi mốt đệ tử của Ngài, bao gồm Kyara Akyabs, đạt được nhiệt trung bình, và vô số đệ tử, bao gồm Khampa Aseng đạt được tri kiến của những dấu hiệu và đạt được siddhi an trụ trong nhiệt nhỏ.

    Sachen Kunga Nyingpo cưới hai phu nhân và có bốn con trai. Người con trai đầu tiên, Kunga Bar sinh ra với người vợ trẻ nhất của Ngài, Phu nhân Cxhamphurmo. Kunga đi đến Ấn Độ và trở thành một học giả nhưng viên tịch ở Magadha khi hai mươi hai tuổi.ba con trai khác của Sachen được sinh ra với người vợ khác, Phu nhân Machig Woedrn. Người lớn nhất là Sonam Tsemo sinh ra khi cha Ngài được năm mươi lăm tuổi. Con trai thứ hai, Dragpa Gyaltsen sinh ra sau năm năm, và người trẻ nhất, Palchen Woedpo, sinh ra sau đó ba năm. Người sau này được đào tạo thành bác sĩ và là cha của Sakya Pandita lừng danh, Kunga Gyaltsen.

    Lopon Sonam Tsemo (1142-1182 C.E.)

    Như đã trình bày, Sonam Tsemo sinh ra bởi Sachen và Machig Woedron trong năm con chó đực nước (tuất thủy). Ngay khi Ngài sinh ra, chư dakini viết, “Sonam Tsemo, Thân lưu xuất của Manjushri, đã sinh ra tại Sakya” trên cổng của Vajrasan tại Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) ở Ấn Độ.

    Sonam Tsemo rất đẹp trai, và người ta nói rằng sự cư xử của Ngài vượt lên tất cả trẻ con. Ngài ngồi xếp bằng mọi lúc. Khi được mười hai tuổi, Ngài thấy vẻ mặt của các bổn tôn Hevajra, Manjushri, Tara, và Acala. Ngài giảng dạy ba tantra của Hevajra, Laghusamvara và Jnanasarasamucaya từ ký ức. Ngài cũng nhớ lại mười một tái sinh học giả Ấn Độ của Ngài, bao gồm trong đó là bậc thầy quan trọng của dòng truyền Dombhi Heruka Lamdre, Ngài Durgacandra.

    Khi được mười bảy tuổi, Sonam Tsemo dạy bốn phần tantra từ ký ức, và Ngài nổi tiếng khắp Tây Tạngvà Ấn Độ như một học giả của tất cả giáo lý Vajrayana (Kim Cương Thừa). Ngài học tất cả vòng giáo lý Vajrayana của cha Ngài và thấu suốt chúng trong thực hành.

    Trong năm 1161, năm sau khi Ngài Sachen viên tịch, Sonam Tsemo giao phó ngai của Sakya cho em trai Jetsun Dragpa Gyaltsen được mười ba tuổi, và đi đến Sangphu để tiếp tục học với nhà luận lý và đại học giả Chapa Chokyi Senge. Ngài học ở đó mười một năm, học văn phạm, lý luận, Madhyamaka, sự hoàn thiện của văn chương trí tuệ; Ngài trở nên rất uyên bác trong những chủ đề này.

    Có lần, khi giảng dạy Lamdre ở Utse Nyingpo, Ngài xuất hiện một cách lần lượt như Manjushri, Virupa, và Avalokiteshvara đến kiến thanh tịnh của các học giả Jepa, Zhujya, và Mogton. Ngài là một bậc thành tựu những phẩm tính không thể nghĩ bàn.

    Trong số các tác phẩm chính của Ngài là một luận giảng chi tiết về Samputatantra; luận giảng về Bodhicharyavatara được biết sớm nhất ở Tây Tạng; và Giới Thiệu Chung về những Phân Chia của Tantra (rgyud sde spyi rnams) có ảnh hưởng sâu xa về sau, sự giới thiệu bộ ba lý luận về ba luận giảng bao hàm toàn diện của Ngài được viết trên nền tảng nguyên văn của hệ thống Lamdre (hai phần sau được em trai Ngài hoàn tất, Jetsun Dragpa Gyaltsen, sau khi Sonam Tsemo viên tịch).

    Lopon Sonam Tsemo chính thức giữ ngai của Sakya trong mười ba năm, từ tuổi mười bảy đến ba mươi, vào lúc đó Ngài chuyển qua cho em, Dragpa Gyaltsen.

    Như một dấu hiệu đại thấu suốt của Ngài, khi được bốn mươi tuổi, Lopon Sonam Tsemo biểu hiện thân cầu vồng – thân của ánh sáng vajra – tiếng nhạc và mùi hương dễ chịu trong lúc giảng dạy Giáo Pháp trên một ngai giữa tập thể tám mươi đệ tử. Những đệ tử này đã phát triển trí tuệ vào ngày mười một của tháng mười một năm con cọp đực nước (1182).

    Một người thường suốt đời sống độc thân, Lopon Sonam Tsemo chẳng để lại người thừa kế.

    Jetsun Dragpa Gyaltsen (1147-1216 C.E.)

    Ngay trước lúc Dragpa Gyaltsen sinh ra, một vua Naga (Rồng) xuất hiện trong giấc mộng của mẹ Ngài. Cậu bé được sinh ra giữa những điềm báo cát tường trong năm con thỏ lửa (mẹo hỏa). Ngài bắt đầu nói chuyện lúc tuổi còn nhỏ và thường thích dùng thời gian ở một mình, không bám luyến mạnh mẽ, tinh tấn trong việc phát triển những phẩm tính, và vượt lên những hoạt động trẻ con.

    Khi tám tuổi, Ngài thọ nguyện hành giả cư sĩ độc thân từ Bồ Tát Dawa Gyaltsen, và đức hạnh của Ngài được tôn kính hơn những người cùng thọ giới. Nói chung, Ngài chưa bao giờ uống rượu hay ăn thịt ngoài các chất liệu samaya trong những bữa tiệc cúng dường. Có lần Ngài kể lại chi tiết một giấc mộng trong đó Ngài rất khao khát uống rượu, nhưng Ngài quyết định rằng điều này là hoạt động của mara nên Ngài đã kiêng không uống. Sau đó, Ngài không còn thèm muốn nó, nên rượu và thịt chẳng bao giờ Ngài chạm môi trong cuộc sống hàng ngày.

    Tiếp nhận truyền thống nghi quỹ Saroruhavajra của Hevajra khi Jetsun Rinpoche được mười một tuổi, một năm sau, Ngài ban một thuyết giảng chi tiết về nó và tất cả ai nghe Ngài đều có ấn tượng rất mạnh. Ngoài ra, khi mười hai tuổi Ngài nằm mơ khẩn cầu ba tantra của Hevajra, sau đó Ngài nhận thức thấu đáo thật tánh của mọi hiện tượng.

    Khi cha Ngài viên tịch, Dragpa Gyatsen được mời ban giáo lý tại một buổi lễ hội lớn về Giáo Pháp. Một lần nữa Ngài gây ấn tượng cho nhiều đệ tử với sự giải thích về Hevajra-tantra.

    Ngài nhận được nhiều giáo lý từ cha Ngài, Sachen Kunga Nyingpo. Như người giữ ngai của Sakya, Ngài cũng nhận được nhiều giáo lý từ những đạo sư như Nyan Tsugtor, Zhang Tsultrim Drag, Nyan Wangyal, Nepali Jayasena, và Lotsawa Palchog Dangpo Dorje. Thực hành hàng ngày của Ngài bao gồm đầy đủ bảy mươi mạn đà la. Chẳng hạn, Ngài thiền định toàn bộ thực hành Hevajra trong lúc đưa Ngài lên ngai khi giảng dạy Giáo Pháp. Trong cách đó, Ngài chưa từng tách rời thân, khẩu, và ý của Ngài khỏi hai giai đoạn phát sinh hay hoàn thiện.

    Về mặt khả năng giải nghĩa giáo lý, không có luận thư nào quá khó với Ngài để làm cho dễ hiểu, và khi Ngài giảng giải ngay cả những bản văn khó nhất, những đệ tử của Ngài đều thấy rất dễ hiểu. Tương tự, Ngài có khả năng loại bỏ nghi ngờ và nhận thức sai lạc với những người mà Ngài tranh luận, vì những trả lởi của Ngài luôn luôn phù hợp hoàn mãn với Giáo Pháp.

    Jetsun Dragpa Gyaltsen đã viết nhiều luận giảng quan trọng. Ngài đã hoàn tất bộ tam lý luận bắt đầu bởi anh Ngài, một giải thích đầy đủ về toàn bộ nền tảng, con đường, và kết quả của thực hành Hevajra được gọi là Cây Như ý Quý báu (rin po che ljong shing). Bản văn này vẫn giữ vững lập trường như sự trình bày xác quyết của quan điểm và thực hành của Sakya, và nó là một trong những viên ngọc quý thật sự của truyền thống Sakya. Ngài cũng viết luận giảng xác quyết của Sakyapa về Hevajra-tantra, Được Phú Bẩm Với Sự Thanh Tịnh (dag ldan). Hai bản văn này cùng với Sự Giới Thiệu Chung Về Các Phân Chia Của Tantra của Ngài Lopon Sonam Tsemo, hình thành cốt tủy sự giải thích về giáo lý Vajrayana của phái Sakya. Một cách tổng quát, chúng được xem là sự bình luận đầy đủ của dòng truyền giải nghĩa Dombhi Heruka về Con đường và Kết quả, như sự đối nghịch với truyền thống hướng dẫn sâu sắc truyền xuống qua Krishnapa. Dragpa Gyaltsen cũng viết một luận giảng đầy đủ về Vajrapanjara-tantra, nên Ngài và anh trai đã góp phần hoàn tất những luận giảng về ba tantra chính của phái Sakya – Hevajra, Vajrapanjara, và Samputa.

    Jetsun Rinpoche cũng viết những sadhana chi tiết và các sách giáo khoa thực hành cho truyền thống Khon Vajrakilaya, và Ngài đã duy trì các hướng dẫn miệng của Đức Padmasambhava ban cho Yeshe Tsogyal được truyền xuống trong truyền thống Khon về Vajrakilaya. Một vòng các bản viết quan trọng khác của Ngài là Kho Tàng của Vua về Vòng Trị Liệu Y Khoa (gso dpyad rgyal po’i skor mdzod), bao trùm mọi khía cạnh về nghệ thuật chữa lành bệnh và luận thư quan trọng về y học Tây Tạng này còn tồn tại cho đến ngày nay. Cuối cùng, Ngài đã soạn thảo bản mô tả sớm nhất của những vị vua Tây Tạng, bắt đầu với Nyatri Tsanpo.

    Nói chung, các tác phẩm sưu tập của Ngài hình thành bốn bộ. Với những tác phẩm thêm vào đã được đưa ra ánh sáng gần đây, Ngài đã soạn thảo khoảng gần năm bộ đầy đủ về các luận giảng, nghi quỹ, và những tác phẩm về tất cả thể loại khác nhau.

    Nói riêng, Jetsun Rinpoche đã viết một số bài ca dựa trên kinh nghiệm, cũng được giới thiệu trong sách này, được xuất bản lần đầu bởi Manjushri Báo trong chuỗi Thị Kiến. Các bài ca này là kho báu lớn của truyền thống Sakya, nhất là Bài Ca Vĩ Đại của Kinh Nghiệm (nyams mgur chen mo), trong đó Ngài Jetsun Rinpoche trình bày giáo lý thâm sâu nhất về Kiến và thực hành bao gồm mọi hệ thống Giáo Pháp của Tây Tạng, kiến uyên thâm về tánh tự-giải thoát của rigpa, và vị của kinh nghiệm nội tại về một trong những hành giả vĩ đại nhất của Tây Tạng.

    Ngài biểu hiện nhiều dấu hiệu của sự thấu suốt cao cấp trong suốt đời và qua những giấc mộng của Ngài. Ngài được nhiều bổn tôn thiền định ban phước, và được sự thấu thị (tiên tri); ngay cả những vị trời, rồng đều đến với Ngài để xóa bỏ những nghi ngờ của họ. Ngài có niềm tin như thế nên nhận thức vị guru gốc của Ngài không khác với Phật Vajradhara (Kim Cương Trì), và khi cùng với các vị thầy mình, Ngài làm hài lòng các vị bằng việc hoàn thành các nhu cầu về thân, khẩu, và ý của các vị và không bao giờ tham gia nói chuyện vô nghĩa về các vị thầy. Khi guru của Ngài viên tịch, Ngài tiêu dùng mọi thứ Ngài có, không bám luyến để cúng dường v.v... Ví dụ, Ngài xây một điện thờ được biết là Utse Nyingma. Ngài cũng xây dựng những công trình kỷ niệm cho ông nội, cha và anh trai Ngài, và đều đặn cúng dường một trăm ngọn đèn phía trước mỗi nơi.

    Jetsun Rinpoche có nhiều kinh nghiệm trong những giấc mơ của Ngài. Khi hai mươi tuổi, trong lúc chợp mắt Ngài nằm mơ thấy đang tụng niệm bài kinh cầu nguyện hồng danh Đức Manjushri (Manjushri-namasamgiti); Ngài thức giấc mà vẫn tụng niệm bản kinh. Hơn hai năm sau đó, Ngài có một số giấc mộng tương tự liên quan đến các kiếp sống trước của Ngài ở Ấn Độ.

    Khi Ngài năm mươi lăm tuổi, trong năm con chó đực lửa (tuất hỏa), Ngài có một giấc mơ đặc biệt quan trọng về tánh quang minh trong sáng, trong đó Ngài Sachen Kunga Nyingpo xuất hiện và ban cho Ngài dòng truyền bí mật về giáo lý Con đường và Kết quả, khai thị đặc biệt làm sáng tỏ ý nghĩa của biểu tượng:

    Tất cả Giáo Pháp ta dạy cho con đều được bao gồm ở đây:
    Thật tánh của bồ đề tâm,
    Pháp tánh bổn nguyên, được làm thành chỗ ngồi của hành giả
    Giữ chặt nguyên tố gió,
    và phát triển tốt sức nóng của lửa với tumo.
    Dòng chảy của bồ đề tâm phải đi vào kinh mạch trung ương
    và còn nữa, để đem các nguyên tố chịu dưới sự kiểm soát.
    Thực tế hóa năm trí tuệ,
    hành giả đạt được trạng thái bất tử.

    Sự thấu suốt của Jetsun Rinpoche cũng được nhà hiền triết Kashmiri Sakya Sribhadra công nhận, người sau này đến Sakya trong khoảng năm 1208 và ban thụ phong về Sakya Pandita vào lúc đó.

    Vào một dịp, vị đại Panchen tiên đoán có nhật thực. Jetsun Rinpoche nói, “Xin đừng nói điều đó. Nó sẽ không xảy ra ngay bây giờ.” Vị pandita thấp hơn rất bối rối, nhưng sự che khuất không xảy ra. Jetsun Rinpoche đã ngăn chận nó bằng việc chặn lại gió di chuyển vào kinh mạch rasana và lalana và bằng việc làm cho bồ đề tâm đỏ và trắng đi vào và hòa trộn vào kinh mạch trung ương. Panchen nói, “Lão cư sĩ đó sẽ làm bất cứ điều gì có thể chỉ để chứng minh ta sai. Chẳng có gì để nói thêm. Ta hiểu. Lão cư sĩđó thật đáng tự hào.”

    Vào lúc khác, khi Jetsun Rinpoche đang thiền định tại Zim Chil Karpo, vị đại Pandita, người sắp rời Sakya, đã hỏi Sapan, “Chú của ông đang làm gì?”

    Sapan trả lời, “Ông ta đang trụ trong thiền định.”
    Pandita nói, “Chúng ta nên đến và gặp ông ấy.”
    Đứa trẻ đáp, “Con sẽ đi trước tiên.”
    Nhưng vị Pandita đề nghị, “Hãy cùng nhau đi.”

    Do vậy họ đã đi cùng với nhau. Jetsun Rinpoche đang làm cúng dường và tán thán đến bổn tôn Guhyasamaja Ngài đã tạo ra ở trước mặt. Ngài nghĩ rằng nên bày tỏ tôn kính đến khách, Ngài đứng lên để chào hỏi vị Pandita, có ý định là đặt chuông và vajra lên bàn, nhưng chúng lại treo trong không trung.

    Vị đại Pandita nói, “Điều đó, thực sự gây kinh ngạc,”

    Jetsun Rinpoche trả lời khiêm tốn, “Điều này hoàn toàn không có gì đáng ngạc nhiên cả.”

    Sau đó vị Pandita đảnh lễ Jetsun Rinpoche, nhưng vị pandita thấp hơn phàn nàn “việc đảnh lễ dâng hiến đến cư sĩ là không thích hợp. Ngay cả dù ông đã làm, xin hãy đừng làm thêm.”

    Vị đại Pandita trả lời, “Jetsun Dragpa Gyaltsen là vị Mahavajradhara thật sự. Ngài đã thấy mandala của Guhyasamaja.” Sau đó ông làm trang hoàng đỉnh đầu Jetsun Rinpoche.

    Jetsun Rinpoche cũng có thể giao tiếp với những sinh linh phi nhân, chẳng hạn Ngài nói với hắc long Kunshe, “Ta muốn xây một điện thờ ở đây, vậy hãy lấy hết tài sản của ngươi và đi nơi khác.”

    Tìm kiếm kỹ lưỡng, vị rồng đáp, “Tôi tìm khắp nơi, và cách một khoảng không gian nhỏ trên bờ biển, chẳng có chỗ nào chọn được.”

    Jetsun Rinpoche ra lệnh, “Vậy, hãy chọn một nơi nào đó.”

    Kunshe than vãn, “ Nếu tôi chỉ lấy vàng, chắc phải hàng ngàn năm,”

    “Tuy vậy, hãy ở đây và làm một số phòng,” vị tổ yêu cầu.

    Vị rồng chuyển đi nơi khác, được dẫn dắt bởi Mon Dorje Raja và được Ngài Jetsun Rinpoche đẩy từ sau. Nơi ông ta cư trú là tàn tích của tảng đá hiện nay tại phía đông Ladrang. Sau đó Jetsun Rinpoche xây điện thờ mà Ngài gọi là Utse Nyingma.

    Khi Jetsun Rinpoche được sáu mươi mốt tuổi, Ngài có một giấc mơ ở trong một đồng cỏ. Một số phụ nữmàu xanh dương nói với Ngài, “Hãy đến thiên đường của dakini, Khechari.”

    Jetsun Rinpoche hỏi, “Tại sao tôi phải đến Khechari? Vì chư Phật không hiện hữu nào khác hơn là lợi ích chúng sinh, tôi không đi.”

    Có một tảng đá trắng, nhẵn phía trước Ngài, và họ thúc dục, “Hãy đến và bước lên và ông sẽ đến Khechari.”

    Nhưng Ngài không bước lên tảng đá.

    Vào một buổi chiều tháng chín khi Ngài sáu mươi bảy tuổi, Sachen xuất hiện được bao quanh bởi tám đại Bồ Tát; bên phải Ngài là là chín bổn tôn mandala Hevajra và bên trái là Đức Phật Shakyamuni được bao quanh bởi tám vị Arhat, Kaudinya, và còn nữa. Sachen hỏi, “Nếu ngươi được thụ phong, vậy ai được thụ phong? Nếu ngươi nhận quán đỉnh, vậy ai nhận nó?”

    Jetsun Rinpoche trả lời, “Nếu con đã thọ giới và nhận quán đỉnh, bậc Pháp Vương (Sachen) là vị tu việntrưởng và bậc thầy của con.”

    Ngài Sachen đáp, “Con đã hiểu rõ theo cách như nó là.”

    Trong giấc mộng, Jetsun Rinpoche có thể loại bỏ nhiều nghi ngờ của Ngài nhờ hỏi các vấn đề.

    Một năm sau, nhiều sứ giả linh thánh mời Ngài đến cõi tịnh độ của Đức Phật Amitabha, nhưng Ngài mời đi. Năm sau dù nhiều vị trời gửi lời mời Ngài, không tán thán vũ trụ 10 Saha cũng không tán thán cõi tịnh độ, Ngài cũng không nghiêng về phía tịnh độ cũng không chán ghét các cõi xấu. Ngài nói, “Những người không có sự bảo vệ đều tin tưởng ở tôi, do vậy tôi không đi,” và mời những sứ giả về.

    Những sứ giả nói, “Bằng mọi phương tiện Ngài phải đi khi được bảy mươi tuổi,” và Ngài thấy cõi tịnh độ Sukhavati. Trong nhận thức của người bình thường, mặt đất rung chuyển, các âm thanh được nghe, và nhiều ánh sáng kỳ diệu xuất hiện.

    Một buổi chiều trong năm Ngài bảy mươi tuổi, một số người thấy tập hội các bổn tôn mời Ngài đến cõi tịnh độ, và có nói rằng Sapan, cháu Ngài cũng chứng kiến điều này. Sáng hôm sau, Sapan đợi Jetsun Rinpoche hiện diện, với đầu tựa vào dầu gối. Ông có một giấc mơ ngắn, trong mơ ông thấy một tập hội bổn tôn đến từ cõi tịnh độ ngự trên những tia sáng tràn đầy bầu trời và bao quanh bằng các mạng lưới châu báu. Các Ngài mang một ngai sư tử khảm ngọc cùng với nhiều cúng dường. Các Ngài nài xin Jetsun Rinpoche đến Sukhavati, và hình như vị thầy quan tâm. Các bổn tôn nói, “Hãy nhìn xem cõi tịnh độ,” và làm biểu tượng đảnh lễ. Sapan thấy mặt đất được làm bằng ngọc bích, và có nhiều sự vật đẹp đẽ như cây làm bằng châu báu.

    Vào lúc đó, khi Sapan thức dậy, đã cúng dường Bài Nguyện Bảy Chi và thiền định trên mandala của ông, Jetsun Rinpoche nói với Sapan, “Ta sắp đến cõi tịnh độ,. Ta sẽ không ở đây lâu, vì sau đó ta sẽ trở thành vị hoàng đế của pháp giới trong thế giới Màu-Vàng ròng, như ta đã giải thích với ông, và tịnh hóa cõi Phật của ta. Sau đó, trong hơn ba kiếp sống, ta sẽ đạt được thành tựu tối thượng của Mahamudra trong một đời không cần từ bỏ thân ta trong sự tùy thuộc vào tùy thuộc bổn nguyên của Mantra Bí mật.”

    Do vậy, bậc thầy vĩ đại đã rời bỏ thế gian này đến cõi tịnh độ vào ngày mười hai tháng hai của ngườiTây Tạng trong năm con chim trống lửa (1216)

    Sakya Pandita Kunga Gyaltsen Palzangpo (1182-1253 C.E.)

    Con trai út của Ngài Sachen, Palchen Woedpo có hai con trai với vợ ông, Machig Garphuma Nyitri Cham. Con trai lớn nhất là Pháp Vương Sakya Pandita, tên là Kunga Gyaltsen. Khi mang thai Ngài, mẹ Ngài có một giấc mơ trong đó một vị rồng châu ngọc nhìn bà với cái nhìn trừng trừng không thể chịu nổi và nói, “Tôi sẽ đến và ở với bà.” Sau đó bà kinh nghiệm một trạng thái xuất chúng của thiền định. Khi Ngài sinh ra ngày hai mươi sáu tháng hai năm con cọp đực nước (dần thủy), bầu trời tràn đầy ánh sáng. Cha Ngài lúc đó được ba mươi ba tuổi.

    Sau khi Ngài sinh ra, do sự kích hoạt các dấu vết trước, Ngài có thể nói một số tiếng Phạn và nói tiếngẤn Độ và Tây Tạng không cần rèn luyện. Ngài được sinh ra như một pandita ở Ấn Độ và được Đức Manjushri bảo vệ trong hai mươi lăm kiếp sống.

    Về phần xác định ý nghĩa, vị Kashmiri pandita Shakya Sribhadra nhận được một tiên tri liên quan đến Sakya Pandita từ Đức Tara. Bác sĩ Biji, vị học giả Tsang Nag và những cá nhân khác đã thấy Ngài như thân lưu xuất của Manjushri, điều này rõ ràng trong tiểu sử của Ngài. Về mặt ý nghĩa tạm thời, Sakya Pandita có thể thấu hiểu mọi phạm vi học tập chỉ nhờ nghe chúng một lần.

    Ngài thọ nguyện hành giả cư sĩ độc thân từ người chú, Jetsun Dragpa Gyaltsen, và được ban danh hiệu Kunga Gyaltsen. Ngài tiếp nhận hai hệ thống giới nguyện của Bồ Tát cũng như bốn quán đỉnh của Mahayoga.

    Từ cha Ngài, Sakya Pandita tiếp nhận quán đỉnh Hevajra và được xây dựng trong ba nguyện. Khi được mười tám tuổi, Ngài tiếp nhận giáo lý Abhidharma (A Tỳ Đàm) từ vị đại học giả Vasubhandu (Thế Thân) trong trạng thái quang minh trong sáng, và Ngài thấu suốt rõ ràng từng chữ của bản văn. Vì thế, phái Sakya có một dòng truyền ngắn đặc biệt về Abhidharma vẫn tiếp tục cho đến hiện nay. Khi Sakya Pandita tiếp nhận giáo lý Abhidharma sau này từ vị pandita Shakya Sribhadra, hoàn toàn không có ý nghĩa nào khác biệt.

    Ngài cũng có một giấc mơ trong đó Ngài gặp học giả Dignaga và tiếp nhận những điểm trọng yếu cho vô lượng bản văn, và Ngài trở thành toàn trí trong nhiều chủ đề, như luận lý. Ngài tiếp nhận luận thư Maitreya từ Zhudon Dorje Kyab, vòng Lý luận từ dòng truyền cổ về lý luận từ Majya Changston và Tsurton Zhon Seng. Ngài cũng nhận được giáo lý về bốn hệ thống nguyên lý từ Tsegpa Wangchug Senge. Ngài được ban vòng Shijey của Ngài Padampa Sangye, Dzogchen, Chod, và giáo lý Kadampa của Chiwo Lhepa Changchub Wod, và Ngài hiểu hết tất cả.

    Khi Ngài hai mươi ba tuổi, Sakya Pandita gặp một trong các vị thầy có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất, Kashmiri pandita Shakya Sribhadra, đi cùng là Sangha Sri, Sugata Sri, và Dana Sri. Ngài Sakya Pandita tiếp nhận năm khoa học lý luận chính và phụ và còn nữa từ họ, và Ngài được công bố là pandita.

    Khi Sakya hai mươi bảy tuổi, Ngài nhận thụ phong đầy đủ (thọ cụ túc giới) từ Shakya Sri, tiếp nhận pháp danh của tu viện là Bhadra Sri (hay Palzang theo tiếng Tây Tạng). Trong khoảng thời gian này Ngài cũng tiếp nhận đầy đủ giáo lý được duy trì bởi vị guru gốc và chú của Ngài, Jetsun Dragpa Gyaltsen. Đặc biệt khi Sakya Pandita khẩn cầu giáo lý uyên thâm về guru yoga, Ngài thấy chú Ngài như Đức Manjushri trong thân người, tinh hoa của tất cả chư Phật, và hiểu rõ những điểm trọng yếu của tất cả Giáo Pháp không có sai sót, do vậy Ngài đạt được đại định và thấu suốt không thể nghĩ bàn.

    Ngài giảng dạy suốt cuộc đời Ngài. Khi lên chín tuổi, Ngài đã dạy sadhana của Hevajra; lúc mười một tuổi dạy tantra của Hevajra và Buddhasamayoga, và lúc mười hai dạy Vajrapanjara và Samputa. Ngài chưa từng ngừng giảng giải cho đến khi Ngài bảy mươi tuổi.

    Một vị thuộc phái Vedanta của Ấn Độ (Vệ Đà – Vệ Đàn Đà) tên là Harinada cùng năm người đồng hành từ Ấn Độ đến để tranh luận với Sakya Pandita. Ngài đã tranh luận thắng và cắt tóc của ông ta, chuyển hóa ông và những người đi theo sang Phật giáo.

    Sakya Pandita viết nhiều sách, bốn quyển quan trọng nhất trong những sách này là Kho Tàng của sự Suy Luận (tshad ma rigs gter) cho lý luận đạo Phật; Làm Trong Sáng Mục Đích của Muni (thub pa’i dgongs gsal) cho con đường Mahayana; Sự Phân Biệt Ba Giới Nguyện (sdom gsum rab phye) để loại bỏ nhận thức sai lạc về thực hành Vajrayana; và tác phẩm Ngài yêu thích nhất – mà phần lớn người Tây Tạng ghi nhớ thuộc lòng nhiều phần – Kho Tàng Quý Báu của Lời Hùng Biện (legs bshad rin po che mdzod) đề cập đến đời sống hàng ngày. Thêm vào đó, Ngài đã viết những luận thư quan trọng về văn phạm, âm nhạc, y khoa, nghệ thuật, thơ ca, và những chủ đề khác. Ngoài ra, Ngài là một dịch giả khéo léo và đã chịu trách nhiệm cho lần xuất bản cuối về Pramanavarttika của Dharmakirti (Pháp Xứng), cũng như các bản văn khác. Nhờ tìm thấy và phiên dịch Tác phẩm chưa Hoàn thành về Tantra Gốc Vajrakilaya (phur ba’l rtsa rgyud dum bu), đã được chính tay Đức Padmasambhava viết trên lá cây cọ, Sakya Pandita đã thiết lập vững chắc giá trị hiệu lực về truyền thống Vajrakilaya-tantra của phái Nyingma, giáo lý do tổ tiên truyền lại của gia tộc Khon và là một trong các thực hành chính của Ngài.

    Khi sáu mươi tuổi, Ngài được mời đến Trung Quốc bởi vị thủ lãnh Mông Cổ Godon Khan. Ngài không thể từ chối lời mời thỉnh này, vì xuất phát từ hình thức đe dọa xâm lăng Tây Tạng. Để bảo vệ người dân Tây Tạng từ người Mông Cổ, mà gần đây đã xâm lăng và đánh thắng Trung Quốc, Sakya Pandita và hai người cháu – Chogyal Phagpa chín tuổi, và Chagna, người em năm tuổi – bắt đầu lên đường đến Trung Quốc trong năm 1244. sau chuyến đi trong năm năm, cuối cùng họ đến triều đình khan ở Trung Quốc, Ngài Sakya Pandita đã lưu lại ở đó cho đến cuối đời.

    Một trong những sự kiện nổi tiếng và đáng ngạc nhiên mà Ngài đã thực hiện khi nhà vua mời Ngài đến một điện thờ ảo được tạo ra bởi thầy phù thủy Trung Quốc. Vị tổ đã làm cho điện thờ này trở thành thật qua năng lực thiền định của Ngài, và điều này làm cho vua và triều đình có niềm tin trọn vẹn vào Giáo Pháp.

    Nói chung, Sakya Pandita là vị học giả có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng. Ngài đã xây dựng một ngôi làng nhỏ cho việc học tập và cấp học bổng, và Ngài đã khởi đầu thời hoàng kim của Phật giáo Tây Tạng. Những luận thư của Ngài, dù có thể gây tranh luận đến một số phạm vi, đều được xem là có căn cứ đích xác trên các chủ đề về lý luận, Phật giáo Vajrayana và Mahayana. Ngài biểu hiện ra ngoài những dấu hiệu của sự thấu suốt (giác ngộ), như là ushnisha (nhục kế) trên đỉnh đầu Ngài. Sau khi viên tịch Ngài tiếp tục trở thành một vị Phật được gọi là Vimala Sri trong Thế Giới Màu Vàng Ròng.

    Drogon Chogyal Phagpa (1235-1280)

    Drogon Chogyal Phagpa sinh ra giữa những dấu hiệu xuất chúng đến em trai Ngài Sakya Pandita, Zangtsa Sonam Gyaltsen (1184-1239), và vợ là Machig Kunkyi, trong năm con cừu cái gỗ (mùi mộc), lúc cha Ngài năm mươi hai tuổi. Ngài nhớ lại những kiếp trước của Ngài như Saton Riwa, Langriwa, và những người khác. Chogyal Phagpa đã dạy nghi quỹ Saroruhavajra khi Ngài được ba tuổi, và Jatakas khi Ngài lên tám; khi chín tuổi Sakya Pandita dạy Ngài Hevajra-tantra. Để làm mọi người ngạc nhiên, Phagpa đưa ra một giải nghĩa về Những Lời Khuyên Cho Sự Thu Thập Tích Lũy (Sambharaparikatha) của vị tổ Vasubhandu cùng năm đó, và niềm tự hào của các học giả bị suy giảm khi họ nghe sự giải thích này từ một cậu bé. Nghĩ rằng một người bình thường không thể có trí tuệ như vậy, họ xem Ngài là một Arya (bậc Thánh). Vì thế, Ngài được tất cả biết đến như Phagpa, có nghĩa “Arya”†

    Vào lúc chín tuổi Ngài đến phía bắc để chăm sóc Sakya Pandita. Trong lúc ở Lhasa, Chogyal Phagpa tiếp nhận thụ phong cho người mới tu (sa di) trước tượng Phật Jowo, và ở Kyormo Lung, Ngài tiếp nhận nguyện Getsul từ Sherab Pal.

    Ngài dùng hết thời gian của Ngài để chăm sóc Sakya Pandita trong chuyến du hành và cu trú ở Trung Quốc, cho đến lúc mười bảy tuổi, Chogyal Phagpa rời khỏi Mongolia (Mông Cổ). Sakya Pandita rất hài lòng về Ngài vì đã thành thạo những giáo lý bên ngoài và bên trong của Vajrayana, và ban cho Ngài một ốc xà cừ trắng để tuyên thuyết Giáo Pháp và một bát khất thực. Giao phó các đệ tử cho Ngài, vị tổ nói, “Đã đến lúc ngươi giảng dạy để lợi ích cho nhiều chúng sinh, và nhớ lại những lời hứa của ngươi.” Sau đó Sakya Pandita viên tịch vì đã hoàn thành tất cả những ý định của Ngài.

    Được Khan (Vua) của Mông Cổ mời, Phagpa xây dựng niềm tin nhà vua bằng việc thực hiện các phép mầu, như việc cho thấy một trong năm gia đình Phật một cách tách biệt bằng việc cắt rời năm chi của thân Ngài với một thanh kiếm bén. Bắt đầu với Khan, Chogyal Phagpa ban quán đỉnh Hevajra trên hai mươi lăm đệ tử và đem Vajrayana đến vương quốc Mông Cổ. Nhà Vua ban tước vị Tishri và mười ba vùng đất chung quanh Tây Tạng như sự cúng dường của nhà vua.

    Vào lúc hai mươi mốt tuổi, Chogyal Phagpa thọ cụ túc giới tại biên giới Trung quốc và Mông Cổ từ vị tu viện trưởng Dragpa Senge, của Nyethang; bậc thầy về nghi lễ là Jodan Sonam Gyaltsen. Phagpa tiếp nhận giáo lý về Abhisamayalankara và những bản văn khác từ vị tu viện trưởng và về Vinaya (Giới luật) từ bậc thầy của những nghi lễ.

    Hai năm sau, Ngài nhận lời mời đến núi năm-đỉnh và tiếp nhận nhiều giáo lý về Yamari từ Tong Ton. Sau đó, Ngài trở về cung điện của Khan, và khi một tập thể Giáo Pháp được triệu tập, Ngài chiến thắng hai mươi ba vị thầy Trung Quốc trong tranh luận và cho họ thấy quan điểm đúng.

    Khi ba mươi tuổi, Ngài trở lại ngai của Sakya, mà Ngài đã vắng mặt từ lúc chín tuổi. Ngài đã ban nhiều giáo lý ở đó; và cũng nhận được nhiều giáo lý về những khoa học bên ngoài, bên trong, một biển trao truyền và hướng dẫn từ Nyan Wod Srung, thành tựu giả Yontan Pal, Chim Namkhai Drag, Tsog Gom Kunga Pal, Lowo Lotsawa, Chiwo Lheypa Joo Sey, và các vị khác.

    Sau đó, Ngài được Khan triệu hồi lại Trung Quốc và đến đó khi Ngài ba mươi ba tuổi. Ngài bổ nhiệm mười ba vị trí để quản lý những trách nhiệm khác nhau và được dâng cúng phần còn lại của ba tỉnh ở Tây Tạng như một cúng dường cho sự quán đỉnh.

    Vào lúc bốn mươi hai tuổi, lần thứ hai ở Trung Quốc trong chín năm, Ngài trở lại Sakya. Ngài giảng dạy một Pháp hội lớn và sử dụng toàn bộ tài sản của Ngài không giữ lại thứ gì, cho sự kiện này. Ngài thiết lập nền tảng cho trường đại học Giáo Pháp và xây những điện thờ (chùa) thân, khẩu, và ý của chư Phật. Ngài bố thí cho tất cả người nghèo trong vùng và chỉ biểu hiện những hoạt động tích cực đến chúng sinh. Ngài hoằng Pháp đến Tây Tạng, Trung Quốc, và Mông Cổ; thọ giới cho 450.000 người mới tu (sa di) và tu sĩ thọ cụ túc giới; ban quán đỉnh về Vajrayana trên mọi người của mười bốn ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra, Ngài thiết lập vô số đệ tử trong sự giải thoát và chín muồi qua sự ban phước của trao truyền và hướng dẫn. Ngài ban những luận giảng về sutra (kinh điển), luận thư, và những giai đoạn thực hành trong Hinayana và Mahayana; trả lời những câu hỏi; và viết nhiều bản văn thật dễ hiểu.

    Sáng sớm của tháng mười một năm con rồng đực sắt (thìn kim); khi Ngài bốn mươi sáu tuổi, đã cố gắng to lớn làm lợi ích người khác, Chogyal Phagpa ngồi kiết già, cầm chày vajra và chuông. Ngài chắp hai tay chéo nhau, và giữa những âm thanh, hương thơm, và mưa hoa, Ngài viên tịch.

    Chogyal Phagpa là vị tổ cuối của năm vị tổ sáng lập phái Sakya. Cám ơn những nỗ lực của Ngài, hệ phái đã hướng dẫn dân Tây Tạng gần một thế kỷ; mở rộng khắp nơi; và trở thành viện nghiên cứu có ảnh hưởng lớn của xứ sở cho hai trăm năm kế tiếp, sản sinh ra các học giả nổi tiếng nhất trong lịch sử Tây Tạng, như các Ngài Buton, Dolbuwa, Longchenpa, Rendawa, Tagtsang Lotsawa, Tsongkhapa và hai đệ tử chính, Rongton, Dagpo Tashi Namgyal, Gorampa, và Shakya Chogden.

    Về năm vị tổ, Ngài Sachen được xem là thân lưu xuất của Đức Avalokiteshvara; Lopon Rinpoche, Jetsun Rinpoche, và Sapan được xem là thân lưu xuất của Đức Manjushri; và Chogyal Phagpa được xem là thân lưu xuất của Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ).

    Nguồn bài viết: https://kimcuongthua.org/truyen-thua-sakya/lich-su-cua-phai-sakya/

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline